Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
282640

Dân lý khám tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2023

Ngày 28/11/2022 17:49:26

 Để góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày 19/6/2015 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 đã thông Quan Luật Nghĩa vụ Quân sự và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2016.

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định, Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp…. Những công dân đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự cần thực hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc.

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.

Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015bao gồm:

- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên;

- Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ đủ 18 tuổi trở lên.

Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn  hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định như trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự: Theo Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015thì đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định như sau: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự: Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 15 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 bao gồm:

- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.

- Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở;

Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.

Trường hợp đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự: Theo Điều 19 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì các trường hợp đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:

+ Chết;

+ Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị;

+ Trường hợp quy định tại mục 3 và mục 4.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân quy định phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định.

Kính thưa quyus vị và các bạn

Kính thưa toàn thể bà con nhân dân

Ngày mùng 6 tháng 6 năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trước đây.

Tại Điều 1 của Nghị định 37 thì mức phạt đối với nhóm hành vi vi phạm liên quan đến nghĩa vụ quân sự  tăng rất cao, gấp từ 10 đến 60 lần so với quy định của Nghị định 120 trước đó. Mức phạt mới áp dụng đối với 13 hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự cụ thể như sau:

1. Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 4 (đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu nhưng không ký thì áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo)

Theo Nghị định 37 năm 2022 sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tăng gấp 40 lần so với quy định tại Điều 4 Nghị định 120 năm 2013 trước đây (mức phạt tiền trước đây là từ 200.000đ đến 600.000đ).

 2. Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định

Theo Nghị định 37 năm 2022 sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120 năm 2013 trước đây không quy định.

3. Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định.

Theo Nghị định 37 năm 2022 sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tăng gấp 40 lần so với quy định tại Điều 4 Nghị định 120 năm 2013 trước đây (mức phạt tiền trước đây là từ 200.000đ đến 600.000đ).

4. Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định.

Theo Nghị định 37 năm 2022 sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tăng gấp 40 lần so với quy định tại Điều 4 Nghị định 120 năm 2013 trước đây (mức phạt tiền trước đây là từ 200.000đ đến 600.000đ).

5. Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.

Theo Nghị định 37 năm 2022 sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120 năm 2013 trước đây không quy định.

6. Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Còn mức phạt trước đây theo Nghị định 120 năm 2013 là từ 800.000 ngàn đồng đến 1.200.000 hai đồng.

7. Hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe  nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120 năm 2013 trước đây không có quy định.

8. Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Còn mức phạt trước đây theo Nghị định 120 năm 2013 là từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

9. Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Còn mức phạt trước đây theo Nghị định 120 năm 2013 là từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

10. Hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120 năm 2013 trước đây không có quy định.

11. Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Còn mức phạt trước đây theo Nghị định 120 năm 2013 là từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng

12. Hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120 năm 2013 trước đây không có quy định.

13. Hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 (sửa đổi bổ sung tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 37 năm 2022)

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120 năm 2013 trước đây không có quy định.

Ngoài việc bị xử phạt bằng tiền, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4; đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 4; đăng ký tạm vắng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4; Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 37 năm 2022.

Điều cần lưu ý với những thanh niên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trước đây, nếu trong mùa tuyển quân năm 2023 tiếp tục vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, có thể bị phạt tù đến 02 năm.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 332 Bộ luật hình sự quy định: Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Thực hiện theo kế hoạch của Ban chỉ huy quân sự huyện Triệu Sơn. Về gọi công dân trong độ tuổi khám tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2022 – 2023. Ban chỉ huy quân sự xã đã rà soát thanh niên trong độ tuổi, phát lệnh đến tay công dân để chuẩn bị khám sơ tuyển tại xã vào ngày 11/11/2022.

Để đảm bảo công dân trong độ tuổi tích cự tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự. ủy ban nhân dân, hội đồng nghĩa vụ quân sự xã Dân Lý, đề nghị Mặt trận tổ quốc, các ban ngành đoàn thể, cấp ủy, ban chỉ huy các thôn, tuyên truyền vận động nhân dân, các hộ gia đình có con em trong độ tuổi, đang làm ăn xa quê về tham gia khám tuyển đúng thời gian quy định. 
z3917589847806_8817cdedb141bba90fc8d2b2d002835b.jpg

z3917589849328_75fcc7e404b0f1ed084d45d060959d6c.jpg



Trung Kiên - CCVH

Dân lý khám tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2023

Đăng lúc: 28/11/2022 17:49:26 (GMT+7)

 Để góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày 19/6/2015 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 đã thông Quan Luật Nghĩa vụ Quân sự và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2016.

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định, Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp…. Những công dân đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự cần thực hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc.

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.

Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015bao gồm:

- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên;

- Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ đủ 18 tuổi trở lên.

Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn  hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định như trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự: Theo Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015thì đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định như sau: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự: Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 15 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 bao gồm:

- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.

- Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở;

Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.

Trường hợp đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự: Theo Điều 19 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì các trường hợp đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:

+ Chết;

+ Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị;

+ Trường hợp quy định tại mục 3 và mục 4.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân quy định phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định.

Kính thưa quyus vị và các bạn

Kính thưa toàn thể bà con nhân dân

Ngày mùng 6 tháng 6 năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trước đây.

Tại Điều 1 của Nghị định 37 thì mức phạt đối với nhóm hành vi vi phạm liên quan đến nghĩa vụ quân sự  tăng rất cao, gấp từ 10 đến 60 lần so với quy định của Nghị định 120 trước đó. Mức phạt mới áp dụng đối với 13 hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự cụ thể như sau:

1. Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 4 (đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu nhưng không ký thì áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo)

Theo Nghị định 37 năm 2022 sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tăng gấp 40 lần so với quy định tại Điều 4 Nghị định 120 năm 2013 trước đây (mức phạt tiền trước đây là từ 200.000đ đến 600.000đ).

 2. Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định

Theo Nghị định 37 năm 2022 sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120 năm 2013 trước đây không quy định.

3. Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định.

Theo Nghị định 37 năm 2022 sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tăng gấp 40 lần so với quy định tại Điều 4 Nghị định 120 năm 2013 trước đây (mức phạt tiền trước đây là từ 200.000đ đến 600.000đ).

4. Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định.

Theo Nghị định 37 năm 2022 sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tăng gấp 40 lần so với quy định tại Điều 4 Nghị định 120 năm 2013 trước đây (mức phạt tiền trước đây là từ 200.000đ đến 600.000đ).

5. Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.

Theo Nghị định 37 năm 2022 sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120 năm 2013 trước đây không quy định.

6. Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Còn mức phạt trước đây theo Nghị định 120 năm 2013 là từ 800.000 ngàn đồng đến 1.200.000 hai đồng.

7. Hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe  nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120 năm 2013 trước đây không có quy định.

8. Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Còn mức phạt trước đây theo Nghị định 120 năm 2013 là từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

9. Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Còn mức phạt trước đây theo Nghị định 120 năm 2013 là từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

10. Hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120 năm 2013 trước đây không có quy định.

11. Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Còn mức phạt trước đây theo Nghị định 120 năm 2013 là từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng

12. Hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120 năm 2013 trước đây không có quy định.

13. Hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 (sửa đổi bổ sung tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 37 năm 2022)

Theo Nghị định 37 năm 2022 thì có mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120 năm 2013 trước đây không có quy định.

Ngoài việc bị xử phạt bằng tiền, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4; đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 4; đăng ký tạm vắng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4; Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 37 năm 2022.

Điều cần lưu ý với những thanh niên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trước đây, nếu trong mùa tuyển quân năm 2023 tiếp tục vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, có thể bị phạt tù đến 02 năm.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 332 Bộ luật hình sự quy định: Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Thực hiện theo kế hoạch của Ban chỉ huy quân sự huyện Triệu Sơn. Về gọi công dân trong độ tuổi khám tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2022 – 2023. Ban chỉ huy quân sự xã đã rà soát thanh niên trong độ tuổi, phát lệnh đến tay công dân để chuẩn bị khám sơ tuyển tại xã vào ngày 11/11/2022.

Để đảm bảo công dân trong độ tuổi tích cự tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự. ủy ban nhân dân, hội đồng nghĩa vụ quân sự xã Dân Lý, đề nghị Mặt trận tổ quốc, các ban ngành đoàn thể, cấp ủy, ban chỉ huy các thôn, tuyên truyền vận động nhân dân, các hộ gia đình có con em trong độ tuổi, đang làm ăn xa quê về tham gia khám tuyển đúng thời gian quy định. 
z3917589847806_8817cdedb141bba90fc8d2b2d002835b.jpg

z3917589849328_75fcc7e404b0f1ed084d45d060959d6c.jpg



Trung Kiên - CCVH