Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
282640

đánh giá và đề xuất phương án quản lý an toàn thực phẩm phù hợp yêu cầu hiện nay

Ngày 16/10/2023 09:25:39

 Thực hiện Công văn số 152/VP-YT ngày 9/10/2023 của UBND huyện Triệu Sơn về việc đánh giá và đề xuất phương án quản lý an toàn thực phẩm phù hợp yêu cầu hiện nay. Để có cơ sở đánh giá và báo cáo công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. UBND xã Dân Lý đánh giá và đề xuất phương án quản lý an toàn thực phẩm phù hợp yêu cầu hiện nay như sau:

I. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.

1. Trên thị trường: Hiện nay trên thị trường có sự xuất hiện của nhiều sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng và nguồn gốc không rõ ràng điều này gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm đảm bảo an toàn.

2. Vi phạm về vệ sinh ATTP. Sự gia tăng của các vụ vi phạm vệ sinh thực phẩm, vi phạm quy tắc vệ sinh thực phẩm, như sử dụng chất bảo quản cấm, lưu trữ không đúng cách hoặc quá trình chế biến không an toàn, đã tăng lên. Điều này tạo ra nguy cơ lớn đối với sức khỏe của người tiêu dùng

3. Hệ thống kiểm soát và giám sát chưa hiệu quả: Việc kiểm tra và giám sát vệ sinh thực phẩm vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Vẫn còn những kẽ hở trong việc thực hiện quy trình kiểm tra và xử lý vi phạm, góp phần vào việc tiếp tục tồn tại các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Về nhận thức. Tình trạng thiếu nhận thức, hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn xảy ra. Số người tiêu dùng và người tham gia sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm vẫn thiếu nhận thức về tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm.

5. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm vẫn sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng trong quá trình nuôi trồng hoặc chăn nuôi để tăng cường tốc độ phát triển của sản phẩm. việc sử dụng thuốc này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.

6. Sử dụng hóa chất cấm, chất bảo quản trong chế biến thực phẩm: Việc sử dụng hóa chất cấm, chất bảo quản trong sản xuất, chế biên, kinh doanh thực phẩm không tuân theo quy định, còn lạm dụng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm mà còn có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

7. Môi trường không đảm bảo vệ sinh: Một số cơ sở chế biến thực phẩm không tuân thủ đầy đủ các quy định về vệ sinh môi trường, gây nguy cơ tiềm ấn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

8. Cơ sở chế biến không đảm bảo vệ sinh, thiết bị không tuân thủ quy định của Nhà nước. Nhiều cơ sở chế biến thực phẩm không tuân thủ đúng yêu cầu và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thiết bị và máy móc cũng không đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu quy định từ cơ quan chức năng.

II. Đề xuất phương án quản lý an toàn thực phẩm phù hợp yêu cầu hiện nay

1. Về phía Nhà nước

Điều chỉnh và sửa đỗi các văn bản pháp luật liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm để phù hợp với tình hình hiện nay.

Loại bỏ sự chồng chéo và đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý, nhằm tăng hiệu quả quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát các hoạt động của tất cả các cơ sở sản xuất và kinh doanh, áp dụng các biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Về phía Nhà sản xuất

Các cơ sở sản xuất, chế biến cần có biện pháp hỗ trợ để phát triển sản xuất sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn được cơ quan chức năng đánh giá và chứng nhận.Thiết lập chính sách nhằm ngăn chặn nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm nguy hại, nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân.

Nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh, tránh những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng và xã hội vì lợi ích cá nhân hoặc lợi nhuận.

3. Về phía người tiêu dùng

Nâng cao nhận thức về chất lượng hàng hóa, đặc biệt là chất lượng thực phẩm. Người tiêu dùng cần cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh và nguồn gốc rõ ràng, tránh mua những sản phẩm thực phẩm kém chất lượng gây hại cho sức khỏe.

Người tiêu dùng có trách nhiệm báo cáo các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhằm giúp giải quyết vấn đề một cách kịp thời.

Trên đây là đánh giá và đề xuất phương án quản lý an toàn thực phẩm phù hợp yêu cầu hiện nay của UBND xã Dân Lý.
Trung Kiên - CCVH

đánh giá và đề xuất phương án quản lý an toàn thực phẩm phù hợp yêu cầu hiện nay

Đăng lúc: 16/10/2023 09:25:39 (GMT+7)

 Thực hiện Công văn số 152/VP-YT ngày 9/10/2023 của UBND huyện Triệu Sơn về việc đánh giá và đề xuất phương án quản lý an toàn thực phẩm phù hợp yêu cầu hiện nay. Để có cơ sở đánh giá và báo cáo công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. UBND xã Dân Lý đánh giá và đề xuất phương án quản lý an toàn thực phẩm phù hợp yêu cầu hiện nay như sau:

I. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.

1. Trên thị trường: Hiện nay trên thị trường có sự xuất hiện của nhiều sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng và nguồn gốc không rõ ràng điều này gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm đảm bảo an toàn.

2. Vi phạm về vệ sinh ATTP. Sự gia tăng của các vụ vi phạm vệ sinh thực phẩm, vi phạm quy tắc vệ sinh thực phẩm, như sử dụng chất bảo quản cấm, lưu trữ không đúng cách hoặc quá trình chế biến không an toàn, đã tăng lên. Điều này tạo ra nguy cơ lớn đối với sức khỏe của người tiêu dùng

3. Hệ thống kiểm soát và giám sát chưa hiệu quả: Việc kiểm tra và giám sát vệ sinh thực phẩm vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Vẫn còn những kẽ hở trong việc thực hiện quy trình kiểm tra và xử lý vi phạm, góp phần vào việc tiếp tục tồn tại các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Về nhận thức. Tình trạng thiếu nhận thức, hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn xảy ra. Số người tiêu dùng và người tham gia sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm vẫn thiếu nhận thức về tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm.

5. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm vẫn sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng trong quá trình nuôi trồng hoặc chăn nuôi để tăng cường tốc độ phát triển của sản phẩm. việc sử dụng thuốc này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.

6. Sử dụng hóa chất cấm, chất bảo quản trong chế biến thực phẩm: Việc sử dụng hóa chất cấm, chất bảo quản trong sản xuất, chế biên, kinh doanh thực phẩm không tuân theo quy định, còn lạm dụng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm mà còn có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

7. Môi trường không đảm bảo vệ sinh: Một số cơ sở chế biến thực phẩm không tuân thủ đầy đủ các quy định về vệ sinh môi trường, gây nguy cơ tiềm ấn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

8. Cơ sở chế biến không đảm bảo vệ sinh, thiết bị không tuân thủ quy định của Nhà nước. Nhiều cơ sở chế biến thực phẩm không tuân thủ đúng yêu cầu và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thiết bị và máy móc cũng không đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu quy định từ cơ quan chức năng.

II. Đề xuất phương án quản lý an toàn thực phẩm phù hợp yêu cầu hiện nay

1. Về phía Nhà nước

Điều chỉnh và sửa đỗi các văn bản pháp luật liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm để phù hợp với tình hình hiện nay.

Loại bỏ sự chồng chéo và đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý, nhằm tăng hiệu quả quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát các hoạt động của tất cả các cơ sở sản xuất và kinh doanh, áp dụng các biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Về phía Nhà sản xuất

Các cơ sở sản xuất, chế biến cần có biện pháp hỗ trợ để phát triển sản xuất sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn được cơ quan chức năng đánh giá và chứng nhận.Thiết lập chính sách nhằm ngăn chặn nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm nguy hại, nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân.

Nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh, tránh những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng và xã hội vì lợi ích cá nhân hoặc lợi nhuận.

3. Về phía người tiêu dùng

Nâng cao nhận thức về chất lượng hàng hóa, đặc biệt là chất lượng thực phẩm. Người tiêu dùng cần cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh và nguồn gốc rõ ràng, tránh mua những sản phẩm thực phẩm kém chất lượng gây hại cho sức khỏe.

Người tiêu dùng có trách nhiệm báo cáo các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhằm giúp giải quyết vấn đề một cách kịp thời.

Trên đây là đánh giá và đề xuất phương án quản lý an toàn thực phẩm phù hợp yêu cầu hiện nay của UBND xã Dân Lý.
Trung Kiên - CCVH