Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
282640

Tăng cường công tác duy trì và khắc phục các tồn tại hạn chế trong công tác duy trì chợ

Ngày 02/07/2024 17:39:27

 Thực hiện công văn số 1687/SCT-QLTM ngày 27/6/2024 của Sở Công thương về việc đánh giá tình hình thực hiện công tác duy trì các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện Triệu Sơn năm 2024; Công văn số 2836/UBND-KTHT ngày 01/7/2024 của UBND huyện Triệu Sơn về tăng cường công tác duy trì và khắc phục các tồn tại hạn chế trong công tác duy trì chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện.

Đối với Chợ thiều xã Dân Lý sau khi kiểm tra, khảo sát, Sở Công Thương ý kiến, như sau:

1. Về công tác vệ sinh môi trường: chưa thực hiện tốt; tình trạng vứt, xả rác ra các lối đi chung và xung quanh khu vực kinh doanh; tại khu vực kinh doanh của các hộ chưa được bố trí thùng đựng rác riêng. Công tác quét, dọn dẹp rác thải, vệ sinh môi trường chưa thực hiện triệt để, nhiều khu vực trong chợ chưa sạch sẽ; chưa sắp xếp gọn gàng các công cụ, dụng cụ phục vụ kinh doanh; khu vực kinh doanh thực phẩm tươi sống chưa được tẩy rửa, vệ sinh thường xuyên; chưa bố trí đầy đủ xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ tại khu vực nhà vệ sinh; công tác tiêu độc, khử khuẩn, khử trùng tại chợ chưa thực hiện tốt, thường xuyên theo định kỳ. Còn hiện tượng bầy hàng ra sàn; một số hộ tiểu thương còn sử dụng bìa catton để bầy bán thịt tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh.

2. Về cơ sở vật chất: Hoạt động duy tu, sửa chữa các hạng mục công trình chưa được chú ý triển khai thường xuyên; nền chợ, rảnh thoát nước tắc nghẽn, không được khơi thông nên tạo ra những khu vực, điểm ứa đọng nước tại nhiều vị trí trong chợ; cơ sở vật chất của chợ xuống cấp như; bảng hiệu, biển hiệu chưa được trang bị đầy đủ tại các điểm kinh doanh phát sinh mới hoặc có trang bị nhưng đã bị hư hỏng.

3. Về công tác quản lý hoạt động: Việc bố trí sắp xếp, phân khu chức năng trong chợ chưa được chú trọng, còn lộn xộn chưa theo khu vực riêng; nhiều khu vực kinh doanh xen lẫn các đối tượng, nhóm ngành hàng không phù hợp, không đảm bảo quy định (thực phẩm chín với thực phẩm tươi sống; rau, củ, quả với thực phẩm tươi sống). Công tác theo dõi, giám sát các hoạt động truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tại chợ thực hiện chưa tốt; đồng thời, công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động và khuyến khích các hộ tiểu thương thực hiện các cam kết an toàn thực phẩm tại chợ chưa thường xuyên, liên tục.

4. Một số đề nghị

Chủ tịch UBND xã đề nghị đồng chí Phó chủ tịch UBND, trưởng ban quản lý Chợ Thiều. Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, phối hợp chỉ đạo Ban quản lý chợ triển khai thực hiện một số nội dung sau:

4.1. Công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng, duy trì các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm, tổ chức thực hiện, nâng cao trách nhiệm quản lý, khai thác chợ.

4.2. Yêu cầu Ban quản lý chợ:

- Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các hộ tiểu thương kinh doanh, người lao động tại chợ nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh chung và tuân thủ các quy định liên quan về an toàn thực phẩm.

- Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy hoặc giỏ đựng rác tại các điểm/quầy/bàn kinh doanh; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực bồn chứa nước, khu vực nhà vệ sinh và đảm bảo luôn có đủ nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, giấy vệ sinh.

- Tổ chức thực hiện nghiêm, đúng lịch trình việc vệ sinh môi trường và khử khuẩn, khử trùng thường xuyên, định kỳ tại chợ. Đồng thời, thực hiện tốt 3 công tác vệ sinh môi trường tại chợ, bao gồm khu vực kinh doanh và không kinh doanh, đặc biệt thực hiện việc tẩy rửa vệ sinh sạch sẽ khu vực kinh doanh thực phẩm tươi sống.

- Thực hiện việc bổ sung mới hoặc thay thế hệ thống biển hiệu, sơ đồ chợ của các hộ tiểu thương kinh doanh thực phẩm cố định tại chợ khi phát sinh thêm điểm kinh doanh hoặc bị hư hỏng (nếu có); tổ chức việc sắp xếp, bố trí, phân khu bán hàng theo nhóm ngành hàng, đối tượng kinh doanh phù hợp đảm bảo an toàn thực phẩm và đúng sơ đồ chợ đã niêm yết.

- Tổ chức việc duy tu, sửa chữa cải tạo hạng mục công trình vận hành phục vụ cho hoạt động kinh doanh chợ, nhất là hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sàn/nền để không xảy ra tình trạng đọng nước hoặc ngập nước trong phạm vi chợ.

- Tổ chức thực hiện tốt, đúng các vai trò nhiệm vụ của đơn vị trong công tác duy trì, xây dựng an toàn thực phẩm, nhất là công tác kiểm tra, giám sát truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm.

- Chủ động báo cáo Chủ tịch UBND xã những khó khăn, vướng mắc vượt quá thẩm quyền và đề nghị cấp thẩm quyền đánh giá chợ kinh doanh thực phẩm khi hết hạn bảo đảm thủ tục, hồ sơ trong công tác duy trì chợ kinh doanh thực phẩm theo quy định.

Đề nghị đồng chí phó chủ tịch UBND, trưởng Ban quản lý Chợ thiều nghiêm túc triển khai, thực hiện./.
Trung Kiên - CCVH

Tăng cường công tác duy trì và khắc phục các tồn tại hạn chế trong công tác duy trì chợ

Đăng lúc: 02/07/2024 17:39:27 (GMT+7)

 Thực hiện công văn số 1687/SCT-QLTM ngày 27/6/2024 của Sở Công thương về việc đánh giá tình hình thực hiện công tác duy trì các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện Triệu Sơn năm 2024; Công văn số 2836/UBND-KTHT ngày 01/7/2024 của UBND huyện Triệu Sơn về tăng cường công tác duy trì và khắc phục các tồn tại hạn chế trong công tác duy trì chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện.

Đối với Chợ thiều xã Dân Lý sau khi kiểm tra, khảo sát, Sở Công Thương ý kiến, như sau:

1. Về công tác vệ sinh môi trường: chưa thực hiện tốt; tình trạng vứt, xả rác ra các lối đi chung và xung quanh khu vực kinh doanh; tại khu vực kinh doanh của các hộ chưa được bố trí thùng đựng rác riêng. Công tác quét, dọn dẹp rác thải, vệ sinh môi trường chưa thực hiện triệt để, nhiều khu vực trong chợ chưa sạch sẽ; chưa sắp xếp gọn gàng các công cụ, dụng cụ phục vụ kinh doanh; khu vực kinh doanh thực phẩm tươi sống chưa được tẩy rửa, vệ sinh thường xuyên; chưa bố trí đầy đủ xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ tại khu vực nhà vệ sinh; công tác tiêu độc, khử khuẩn, khử trùng tại chợ chưa thực hiện tốt, thường xuyên theo định kỳ. Còn hiện tượng bầy hàng ra sàn; một số hộ tiểu thương còn sử dụng bìa catton để bầy bán thịt tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh.

2. Về cơ sở vật chất: Hoạt động duy tu, sửa chữa các hạng mục công trình chưa được chú ý triển khai thường xuyên; nền chợ, rảnh thoát nước tắc nghẽn, không được khơi thông nên tạo ra những khu vực, điểm ứa đọng nước tại nhiều vị trí trong chợ; cơ sở vật chất của chợ xuống cấp như; bảng hiệu, biển hiệu chưa được trang bị đầy đủ tại các điểm kinh doanh phát sinh mới hoặc có trang bị nhưng đã bị hư hỏng.

3. Về công tác quản lý hoạt động: Việc bố trí sắp xếp, phân khu chức năng trong chợ chưa được chú trọng, còn lộn xộn chưa theo khu vực riêng; nhiều khu vực kinh doanh xen lẫn các đối tượng, nhóm ngành hàng không phù hợp, không đảm bảo quy định (thực phẩm chín với thực phẩm tươi sống; rau, củ, quả với thực phẩm tươi sống). Công tác theo dõi, giám sát các hoạt động truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tại chợ thực hiện chưa tốt; đồng thời, công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động và khuyến khích các hộ tiểu thương thực hiện các cam kết an toàn thực phẩm tại chợ chưa thường xuyên, liên tục.

4. Một số đề nghị

Chủ tịch UBND xã đề nghị đồng chí Phó chủ tịch UBND, trưởng ban quản lý Chợ Thiều. Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, phối hợp chỉ đạo Ban quản lý chợ triển khai thực hiện một số nội dung sau:

4.1. Công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng, duy trì các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm, tổ chức thực hiện, nâng cao trách nhiệm quản lý, khai thác chợ.

4.2. Yêu cầu Ban quản lý chợ:

- Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các hộ tiểu thương kinh doanh, người lao động tại chợ nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh chung và tuân thủ các quy định liên quan về an toàn thực phẩm.

- Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy hoặc giỏ đựng rác tại các điểm/quầy/bàn kinh doanh; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực bồn chứa nước, khu vực nhà vệ sinh và đảm bảo luôn có đủ nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, giấy vệ sinh.

- Tổ chức thực hiện nghiêm, đúng lịch trình việc vệ sinh môi trường và khử khuẩn, khử trùng thường xuyên, định kỳ tại chợ. Đồng thời, thực hiện tốt 3 công tác vệ sinh môi trường tại chợ, bao gồm khu vực kinh doanh và không kinh doanh, đặc biệt thực hiện việc tẩy rửa vệ sinh sạch sẽ khu vực kinh doanh thực phẩm tươi sống.

- Thực hiện việc bổ sung mới hoặc thay thế hệ thống biển hiệu, sơ đồ chợ của các hộ tiểu thương kinh doanh thực phẩm cố định tại chợ khi phát sinh thêm điểm kinh doanh hoặc bị hư hỏng (nếu có); tổ chức việc sắp xếp, bố trí, phân khu bán hàng theo nhóm ngành hàng, đối tượng kinh doanh phù hợp đảm bảo an toàn thực phẩm và đúng sơ đồ chợ đã niêm yết.

- Tổ chức việc duy tu, sửa chữa cải tạo hạng mục công trình vận hành phục vụ cho hoạt động kinh doanh chợ, nhất là hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sàn/nền để không xảy ra tình trạng đọng nước hoặc ngập nước trong phạm vi chợ.

- Tổ chức thực hiện tốt, đúng các vai trò nhiệm vụ của đơn vị trong công tác duy trì, xây dựng an toàn thực phẩm, nhất là công tác kiểm tra, giám sát truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm.

- Chủ động báo cáo Chủ tịch UBND xã những khó khăn, vướng mắc vượt quá thẩm quyền và đề nghị cấp thẩm quyền đánh giá chợ kinh doanh thực phẩm khi hết hạn bảo đảm thủ tục, hồ sơ trong công tác duy trì chợ kinh doanh thực phẩm theo quy định.

Đề nghị đồng chí phó chủ tịch UBND, trưởng Ban quản lý Chợ thiều nghiêm túc triển khai, thực hiện./.
Trung Kiên - CCVH