Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
282640

xã Dân Lý triển khai kế hoạch bảo đảm ATTP tết trung thu năm 2023

Ngày 21/09/2023 11:19:33

        Căn cứ Kế hoạch số 4337/KH-BCĐ ngày 25/08/2023 của Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Triệu Sơn về việc tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2023, Trưởng Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Dân Lý yêu cầu:

       Ban Chỉ đạo quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) xã Dân Lý xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2023 như sau:

     I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

     1. Mục đích

      - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

      - Tăng cường kiểm tra, đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung ưu tiên các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh kẹo, nước giải khát, trái cây.

      - Thông qua hoạt động kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

       2. Yêu cầu

       - Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP; cũng như các kiến thức trong lựa chọn, chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn.

       - Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện theo đúng quy định, trình tự, tránh chồng chéo. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP và thông tin, cảnh báo đến người tiêu dùng về các cơ sở thực phẩm, sản phẩm thực phẩm không bảo đảm ATTP.

       - Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Xử lý kịp thời khi có sự cố an toàn thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm xảy ra.

II. NỘI DUNG

     1. Công tác tuyên truyền

     1.1. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

      Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về ATTP như điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy định về nguồn gốc nguyên liệu, thực phẩm; quy định về đăng ký bản công bố sản phẩm, tự công bố sản phẩm; sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia; bao bì chứa đựng thực phẩm và ghi nhãn sản phẩm.

     1.2. Đối với người tiêu dùng

     Hướng dẫn việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; chỉ mua sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục hoặc không đúng đối tượng, liều lượng theo quy định. Lưu ý kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng khi mua sản phẩm thực phẩm qua hình thức trực tuyến.

     2. Công tác kiểm tra

     2.1. Đối tượng kiểm tra

      Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, tập trung ưu tiên những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Trung thu như: bánh, mứt, kẹo, bia, rượu, nước giải khát, thịt, sản phẩm từ thịt, trái cây; Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố….

     2.2. Nội dung kiểm tra

     2.2.1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, tập trung kiểm tra các nội dung:

     - Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với cơ sở thuộc diện phải cấp giấy); đăng ký bản công bố sản phẩm/tự công bố sản phẩm;

     - Ghi nhãn sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Quảng cáo sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

     - Điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

     - Chất lượng sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm; nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng; lưu mẫu.

    - Việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP đối với các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm nhập khẩu.

     - Lấy mẫu kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng sản phẩm khi cần thiết.

     2.2.2. Đối với cơ sở dịch vụ ăn uống, tập trung kiểm tra các nội dung:

     - Điều kiện bảo đảm ATTP (cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, con người);

     - Quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm;

     - Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm;

     - Việc lưu mẫu thức ăn;

     - Việc bảo đảm nước sạch dùng cho chế biến thực phẩm;

     - Các nội dung khác có liên quan;

     - Lấy mẫu kiểm nghiệm khi cần thiết.

     2.2.3. Phương pháp kiểm tra

     Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP cấp xã căn cứ tình hình thực tế tổ chức kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn và theo phân cấp quản lý.

     2.2.4. Xử lý vi phạm

      Kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải thực hiện xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm ATTP, không rõ nguồn gốc, không nhãn mác hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường; thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về ATTP theo quy định của pháp luật.

     III. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

     1. Ban chỉ đạo

     Thành lập 01 Đoàn kiểm tra liên ngành cấp xã, cụ thể:

      - Thành phần Đoàn: Giao Trạm y tế chủ trì; các ngành phối hợp: ngành  Nông nghiệp, cán bộ phụ trách lĩnh vực Công thương, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc xã, công an xã, công chức tư pháp, văn hóa.

    - Tiến hành kiểm tra trên địa bàn xã: Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, tập trung ưu tiên những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Trung thu như: bánh, mứt, kẹo, bia, rượu, nước giải khát, thịt, sản phẩm từ thịt, trái cây; Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố….

    - Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP căn cứ tình hình thực tế của địa phương chủ động triển khai các hoạt động tuyên truyền, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, trong đó tập trung, ưu tiên các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm được tiêu thụ nhiều trong dịp Tết Trung thu.

     2. Thời gian thực hiện

     2.1. Xây dựng kế hoạch

     - Thời gian: trước ngày 30/8/2023.

     2.2. Triển khai công tác truyền thông: Từ ngày 15/09/2023 đến hết ngày 29/9/2023 (tức ngày 15/8 âm lịch)

     2.3. Triển khai kiểm tra: Từ ngày 15/09/2023 đến ngày 29/9/2023. (tức ngày 15/8 âm lịch)

     3. Báo cáo kết quả

     Báo cáo kết quả công tác bảo đảm ATTP trong dịp Tết Trung thu của địa phương gửi về thường trực Ban Chỉ đạo huyện trước ngày 30/09/2023.

     Trên đây là kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2023 của Ban Chỉ đạo quản lý về VSATTP xã Dân Lý./.
Trung Kiên - Công chức văn hóa

xã Dân Lý triển khai kế hoạch bảo đảm ATTP tết trung thu năm 2023

Đăng lúc: 21/09/2023 11:19:33 (GMT+7)

        Căn cứ Kế hoạch số 4337/KH-BCĐ ngày 25/08/2023 của Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Triệu Sơn về việc tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2023, Trưởng Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Dân Lý yêu cầu:

       Ban Chỉ đạo quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) xã Dân Lý xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2023 như sau:

     I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

     1. Mục đích

      - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

      - Tăng cường kiểm tra, đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung ưu tiên các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh kẹo, nước giải khát, trái cây.

      - Thông qua hoạt động kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

       2. Yêu cầu

       - Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP; cũng như các kiến thức trong lựa chọn, chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn.

       - Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện theo đúng quy định, trình tự, tránh chồng chéo. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP và thông tin, cảnh báo đến người tiêu dùng về các cơ sở thực phẩm, sản phẩm thực phẩm không bảo đảm ATTP.

       - Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Xử lý kịp thời khi có sự cố an toàn thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm xảy ra.

II. NỘI DUNG

     1. Công tác tuyên truyền

     1.1. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

      Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về ATTP như điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy định về nguồn gốc nguyên liệu, thực phẩm; quy định về đăng ký bản công bố sản phẩm, tự công bố sản phẩm; sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia; bao bì chứa đựng thực phẩm và ghi nhãn sản phẩm.

     1.2. Đối với người tiêu dùng

     Hướng dẫn việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; chỉ mua sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục hoặc không đúng đối tượng, liều lượng theo quy định. Lưu ý kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng khi mua sản phẩm thực phẩm qua hình thức trực tuyến.

     2. Công tác kiểm tra

     2.1. Đối tượng kiểm tra

      Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, tập trung ưu tiên những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Trung thu như: bánh, mứt, kẹo, bia, rượu, nước giải khát, thịt, sản phẩm từ thịt, trái cây; Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố….

     2.2. Nội dung kiểm tra

     2.2.1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, tập trung kiểm tra các nội dung:

     - Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với cơ sở thuộc diện phải cấp giấy); đăng ký bản công bố sản phẩm/tự công bố sản phẩm;

     - Ghi nhãn sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Quảng cáo sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

     - Điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

     - Chất lượng sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm; nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng; lưu mẫu.

    - Việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP đối với các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm nhập khẩu.

     - Lấy mẫu kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng sản phẩm khi cần thiết.

     2.2.2. Đối với cơ sở dịch vụ ăn uống, tập trung kiểm tra các nội dung:

     - Điều kiện bảo đảm ATTP (cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, con người);

     - Quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm;

     - Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm;

     - Việc lưu mẫu thức ăn;

     - Việc bảo đảm nước sạch dùng cho chế biến thực phẩm;

     - Các nội dung khác có liên quan;

     - Lấy mẫu kiểm nghiệm khi cần thiết.

     2.2.3. Phương pháp kiểm tra

     Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP cấp xã căn cứ tình hình thực tế tổ chức kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn và theo phân cấp quản lý.

     2.2.4. Xử lý vi phạm

      Kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải thực hiện xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm ATTP, không rõ nguồn gốc, không nhãn mác hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường; thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về ATTP theo quy định của pháp luật.

     III. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

     1. Ban chỉ đạo

     Thành lập 01 Đoàn kiểm tra liên ngành cấp xã, cụ thể:

      - Thành phần Đoàn: Giao Trạm y tế chủ trì; các ngành phối hợp: ngành  Nông nghiệp, cán bộ phụ trách lĩnh vực Công thương, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc xã, công an xã, công chức tư pháp, văn hóa.

    - Tiến hành kiểm tra trên địa bàn xã: Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, tập trung ưu tiên những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Trung thu như: bánh, mứt, kẹo, bia, rượu, nước giải khát, thịt, sản phẩm từ thịt, trái cây; Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố….

    - Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP căn cứ tình hình thực tế của địa phương chủ động triển khai các hoạt động tuyên truyền, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, trong đó tập trung, ưu tiên các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm được tiêu thụ nhiều trong dịp Tết Trung thu.

     2. Thời gian thực hiện

     2.1. Xây dựng kế hoạch

     - Thời gian: trước ngày 30/8/2023.

     2.2. Triển khai công tác truyền thông: Từ ngày 15/09/2023 đến hết ngày 29/9/2023 (tức ngày 15/8 âm lịch)

     2.3. Triển khai kiểm tra: Từ ngày 15/09/2023 đến ngày 29/9/2023. (tức ngày 15/8 âm lịch)

     3. Báo cáo kết quả

     Báo cáo kết quả công tác bảo đảm ATTP trong dịp Tết Trung thu của địa phương gửi về thường trực Ban Chỉ đạo huyện trước ngày 30/09/2023.

     Trên đây là kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2023 của Ban Chỉ đạo quản lý về VSATTP xã Dân Lý./.
Trung Kiên - Công chức văn hóa