Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
282640

Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao của xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ngày 21/12/2023 15:27:21

 Xã Dân Lý nằm ở cửa ngõ phía đông của huyện Triệu Sơn, có hệ thống đường giao thông nối với Quốc Lộ 47 và tỉnh lộ 514.

Vị trí địa lý: Phía Đông giáp với huyện Đông Sơn; phía Nam giáp với xã Tiến Nông, Nông Trường; phía Tây giáp với Thị Trấn Triệu Sơn; phía Bắc giáp với xã Dân Quyền.

Xã có tổng diện tích: 674,61 ha, toàn xã có 2.256 hộ, 8.368 khẩu, có 8 đơn vị thôn (trước khi sáp nhập là 15 thôn). Đảng bộ xã  có 15 chi bộ, tổng số 419 đảng viên.

Ngành nghề sản xuất chính là công nghiệp - xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Cơ cấu kinh tế ngành: Nông nghiệp chiếm 11,4%, công nghiệp-xây dựng chiếm 43,5%, thương mại-dịch vụ chiếm 45,1%.

 2. Thuận lợi

   Trong suốt quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nâng cao, xã Dân Lý luôn nhận được sự quan tâm lãnh của tỉnh, của Huyện ủy, UBND huyện Triệu Sơn và sự hướng dẫn của các cấp, các ngành; đồng thời được thụ hưởng đầy đủ các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về: Chính sách an sinh xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó là sự đồng thuận, trách nhiệm với nhiệm vụ và thống nhất cao của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân trong xã, là những thuận lợi để cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Dân Lý có quyết tâm cao trong việc đăng ký và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Với truyền thống lịch sử và văn hóa của địa phương, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân xã Dân Lý luôn anh dũng trong cuộc chiến đấu để giành độc lập, bảo vệ quê hương; luôn cần cù, lao động sáng tạo để xây dựng đất nước. Tiếp tục phát huy truyền thống đã dựng xây, cùng với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Dân Lý đã quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn; luôn coi phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống, tinh thần đại đoàn kết toàn dân để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

   3. Khó khăn

- Tình hình kinh tế chung của thế giới và trong nước suy thoái đã tác động đến quá trình tổ chức bán đấu giá đất chậm, kết quả đấu giá không cao; tỷ lệ điều tiết phân bổ cho xã thấp do vậy khó khăn về huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các hạng mục công trình.

- Từ khi xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2018 đến nay, có nhiều tiêu chí đã xuống cấp và cần đến nguồn kinh phí đầu tư rất lớn để hoàn thiện, đặc biệt là tiêu chí Giao thông, tiêu chí Cơ cở vật chất văn hóa (trung tâm hội nghị, sân vận động xã, nhà văn hóa các thôn) chưa đủ các thiết chế văn hóa theo quy định của tiêu chí.

- Một bộ phận nhân dân có tư tưởng ỷ lại, trông chờ nguồn đầu tư của nhà nước, chưa chủ động, tích cực trong chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao và thôn kiểu mẫu.

II. CĂN CỨ ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

- Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

          - Căn cứ Quyết định 18/2022/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 về việc ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới Nâng cao và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025;

- Căn cứ Quyết định số 32/2022/QĐ- UBND ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025;Quyết định số 33/2022/QĐ- UBND ngày 10/8/2022 về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025;

III. KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÂY DỰNG NTM NÂNG CAO

1.     Công tác chỉ đạo, điều hành

 Ý thức được vai trò, trách nhiệm và ý nghĩa của chương trình xây dựng xã NTM nâng cao năm 2023, ngay từ khi triển khai thực hiện, nội dung chương trình xây dựng NTM nâng cao đã được đưa vào một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.

- Đảng ủy đã ban hành 05 văn bản, gồm: quyết định số 64-QĐ/ĐU về việc kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình Xây dựng Nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 31- QĐ/ĐU về việc Phân công nhiệm vụ chỉ đạo, phụ trách Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao xã Dân Lý năm 2023; Nghị quyết số 13-NQ/ĐU về thực hiện Đề án số 01/ĐA-UBND của UBND xã; Nghị quyết số 14-NQ/ĐU về thực hiện Đề án số 02/ĐA-UBND của UBND xã; Nghị quyết số 22-NQ/ĐU về Phương hướng nhiệm vụ năm 2023. 

- HĐND xã đã ban hành 03 văn bản, gồm: Nghị quyết số 23/NQ-HĐND, Phê duyệt kinh phí thực hiện Đề án số 01/ĐA-UBND của UBND xã; Nghị quyết số 24/NQ-HĐND, Phê duyệt kinh phí thực hiện Đề án 02/ĐA-UBND của UBND xã; Nghị quyết số 44/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội năm 2023.

          - UBND xã đã ban hành 05 văn bản, gồm: Đề án số 01-ĐA/UBND ngày  06/01/2022 về Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo và tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã Dân Lý; Đề án 02/ĐA-UBND, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp xây dựng nhà văn hóa và các thiết chế văn hóa cơ sở thôn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã Dân Lý; Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 03/01/2023 về việc hoàn thiện các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Đối với thôn: 08/08 thôn đã kiện toàn Ban phát triển thôn.

2. Ban hành cơ chế, chính sách

2.1. Về giao thông: Tổ chức thực hiện Đề án số 01-ĐA/UBND ngày  06/01/2022 của UBND xã về Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo và tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã Dân Lý.

2.2. Về xây dựng nhà văn hóa và thiết chế văn hóa: Tổ chức thực hiện Đề án số 02/ĐA-UBND ngày 06/01/2022 của UBND xã về Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp xây dựng nhà văn hóa và các thiết chế văn hóa cơ sở thôn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã Dân Lý.

3 Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn

a. Truyền thông

Bằng các biện pháp tuyên truyền, các đồng chí Thường trực Đảng ủy, Đảng ủy viên đều phải trực tiếp xuống đến từng ngõ xóm để họp dân, làm rõ với nhân dân về chủ trương, kế hoạch, cơ chế hố trợ của xã để nhân dân đồng thuận tổ chức thực hiện. Với sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã đã thực hiện chính sách đa dạng hóa các nguồn vốn trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, lồng ghép các nguồn vốn, dự án hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, kêu gọi sự đầu tư hỗ trợ của các doanh nghiệp. Đồng thời kêu gọi sự đóng góp của nhân dân thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, các khoản đóng góp được đưa ra bàn bạc, thống nhất theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, công khai.

     Đảng ủy, UBND xã, BCĐ xây dựng NTM NC xã đã tổ chức triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ và Nhân dân trong toàn xã thông qua các hội nghị của Đảng ủy, UBND xã, MTTQ, các ngành, đoàn thể, các thôn, các hội nghị từ xã đến thôn, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn. Vận động Nhân dân tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới như: hiến đất mở rộng đường, phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững; Hội nông dân, Hội phụ nữ phát động phong trào 5 không 3 sạch, Đoàn TN với phong trào Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc,  Phong trào Ngày chủ nhật xanh Hội cựu chiến binh phong trào Anh bộ đội cụ Hồ trong trận tuyến mới. Các hội còn phát động xây dựng nhiều mô hình như  Thu gom chất thải nhựa đổi nhu yếu phẩm, Vườn sạch nhà đẹp ... để giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

b. Đào tạo, tập huấn:

Ban chỉ đạo xã phối hợp với các đơn vị có liên quan mở các lớp tập huấn cho thành viên Ban chỉ đạo xã và Ban phát triển thôn, đảm bảo theo đúng quy định và đã thu được nhiều kết quả trong chỉ đạo về xây dựng NTM nâng cao; nội dung tập huấn bám sát các văn bản hướng dẫn, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM nâng cao. Tổ chức các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng NTM nâng cao ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.

UBND xã Dân Lý  đã tổ chức hội nghị triển khai nội dung quy định mới về việc thực hiện Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025.

 Ngoài ra Ban chỉ đạo xã còn tập huấn cho các đơn vị thôn về công tác xây dựng kế hoạch thực hiện, xây dựng phương án thu đóng góp xây dựng NTM cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và năng lực tài chính của Nhân dân. Tổ chức thực hiện Nghị quyết 12-NQ/HU của BCH Huyện ủy về vận động nhân dân hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Triệu Sơn giai đoạn 2022 – 2025.

4. Phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Phát triển sản xuất nông nghiệp

  Với quan điểm xây dựng NTM nâng cao phải bắt đầu từ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân để tạo nguồn lực đóng góp của nhân dân, "lấy sức dân để lo cho dân", "nhân dân là chủ thể trong việc xây dựng NTM" và nhân dân là người trực tiếp hưởng thụ. Trong những năm qua địa phương ưu tiên phát triển ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp - chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, đưa cây trồng có giá trị thu nhập kinh tế cao vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, gia trại…

Để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, trong những năm qua địa phương đã tích cực du nhập, nhân rộng và phát triển các mô hình sản xuất mới, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, đưa các loại cây trồng vật nuôi có hiệu quả cao vào sản xuất. Về lĩnh vực trồng trọt, địa phương đã quy hoạch thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa năng suất chất lượng hiệu quả cao bằng các loại giống lúa lai, lúa thuần năng suất chất lượng cao, đạt chuẩn VIETGAP. Vận động Nhân dân chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

b) Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn.

          Năm 2023, tốc độ phát triển kinh tế ước đạt 12% trở lên. Tổng giá trị thu nhập ước đạt 531 tỷ đồng. Tổng lương thực ước đạt 4.575 tấn. Trong đó: nông nghiệp chiếm: 11,4%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm: 43,5%, dịch vụ thương mại chiếm:  45,1%.

Cơ cấu các ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Hoạt động thương mại dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ phù hợp với cơ chế thị trường. Đến nay, toàn xã364 hộ sản xuất, kinh doanh cá thể và 20 doanh nghiệp; một số doanh nghiệp có sản lượng sản phẩm tăng cao so với cùng kỳ như: may mặc quần áo các loại, may túi siêu thị xuất khẩu, ván ép các loại, vật liệu xây dựng …

Ngoài ra trong xã còn có các cơ sở ngành nghề khác như làm bún, đồ gỗ mỹ nghệ, sản xuất ván ép, 02 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (rượu gạp nếp và rượu gạo tẻ Tân Tuyết) … đem lại nguồn thu nhập thường xuyên cho nhân dân.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngành nghề, khuyến khích, động viên các thành phần kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền về xuất khẩu lao động tại các nước, đến nay đã có 626 lao động xuất khẩu tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan ... Năm 2023, xã có 142 lao động xuất khẩu, mang lại thu nhập trung bình hằng tháng khoảng 18 tỷ đồng/tháng.

c) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm, ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (Từ trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống …)

Người dân luôn được tạo điều kiện về môi trường sống, làm việc để nâng cao thu nhập, quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội, để giảm nghèo và thoát nghèo bền vững. Thu nhập bình quân đầu người: Năm 2021 đạt 51,2 triệu đồng/người/năm; năm 2022  đạt 56,8 triệu đồng/người/ năm; năm 2023, uớc đạt 62,58 triệu đồng/người/ năm;

Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo: 1,24%, hộ cận nghèo: 4,39%; Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo: 0,8%, hộ cận nghèo: 2,08%; Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn: 0,48%, hộ cận nghèo: 1,24%.

    5. Kết quả huy động nguồn lực thuộc chương trình NTM nâng cao (ngân sách TW, tỉnh, huyện, xã, khác) giai đoạn 2018-2023.

Tổng kinh phí đã thực hiện:                     383.203 triệu đồng. Trong đó:

-Ngân sách trung ương, tỉnh:                        5.700 triệu đồng, chiếm 1,49 %

-Ngân sách huyện:                                         5.206 triệu đồng, chiếm 1,36 %

-Ngân sách xã:                                           46.697 triệu đồng, chiếm 12,19  %

- Doanh nghiệp, HTX:                                 10.250 triệu đồng, chiếm 2,67 %

- Huy động nguồn lực từ nhân dân           315.350 triệu đồng, chiếm 82,29 %

Trong đó:

 + Đóng góp bằng tiền, hiện vật, ngày công, hiến đất để xây dựng công trình phúc lợi địa phương 25.750 triệu đồng, chiếm 8,17 %

+ Xây dựng, cải tạo nhà cửa, công trình phụ của nhân dân 289.600 triệu đồng chiếm 91,83 %.

    IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ NTM NÂNG CAO

* Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, tại Quyết định số: 1091/UBND  ngày 28/3/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công nhận xã Đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2018 (đợt 4) cho các xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

* Kết quả thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao:

Xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn các tiêu chí NTM nâng cao theo quy định là: 19/19 tiêu chí, đạt 100%, cụ thể:

1. Tiêu chí số 1: Quy Hoạch

         a) Yêu cầu tiêu chí:

1.1: Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch (Đạt)

1.2: Có Quy định quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn; tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch (Đạt)

1.3: Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên (Đạt)

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Xã Dân Lý được UBND huyện Triệu Sơn phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn đến năm 2020 tại Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 25/6/2012. Năm 2016 xã Dân Lý được UBND tỉnh Thanh Hoá Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025 tại Quyết định số 4494/QĐ-UBND ngày 21/11/2016.

Theo Quyết định số 4647/QĐ-UBND ngày 30/10/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu dân cư mới kết hợp dịch vụ thương mại tổng hợp tại đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn; Xã Dân lý được định hướng phát triển thành đô thị, do đó toàn bộ xã Dân lý được quy hoạch với chức năng xây dựng đô thị gắn kết chung với việc phát triển đô thị của các khu vực lân cận và toàn thị xã (không còn định hướng phát triển nông thôn), do đó việc thực hiện Quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn là không phù hợp.

1.2. Có quy chế quản lý  và  tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

+ Trên cơ sở Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn đến năm 2020 và Quy hoạch chung đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đên năm 2025. UBND xã Dân Lý đã tổ chức công khai Quy hoạch chung đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tại hội nghị công bố quy hoạch và trên các phương tiện truyền thông; thực hiện niêm yết quy hoạch tại trụ sở UBND xã, trung tâm văn hóa xã; các nhà văn h a thôn và các địa điểm công cộng khác.

+ Trên cơ sở Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đên năm 2025, UBND xã Dân Lý đã tổ chức rà soát các mốc giới đã cắm trên địa bàn xã, bổ sung, điều chỉnh các vị trí cắm mốc theo Quy hoạch chung đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đên năm 2025 được duyệt theo Kế hoạch cắm mốc và phương án cắm mốc đã được UBND xã Dân Lý duyệt.

+ Trên cơ sở nội dung quyết định số 3384/QĐ- UBND ngày 31/12/2012 của UBND huyện Triệu Sơn về việc phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch nông thôn mới xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn đến năm 2020.

          - Công các cắm mốc giới quy hoạch: UBND thị xã Dân Lý đã thực hiện công tác cắm mốc giới cho một số khu chức năng trên địa bàn xã Dân lý, chủ yếu là các khu dân cư đô thị.

- UBND thị xã Dân Lý đã thực hiện triển khai công tác quản lý về trật tự xây dựng, hướng dẫn thủ tục trình UBND Huyện cấp GPXD cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở (nội dung GPXD đã kiểm tra sự phù hợp với quy hoạch chi tiết đô thị đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng). Công trình xây dựng hiện có phù hợp với quy hoạch đô thị nhưng chưa phù hợp về kiến trúc thì được tồn tại theo hiện trạng; trường hợp cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình thì phải bảo đảm yêu cầu về kiến trúc theo quy định của pháp luật.  Đối công trình xây dựng hiện có không phù hợp với quy hoạch đô thị thì phải di dời theo kế hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch đô thị. Trong thời gian chưa di dời, nếu chủ công trình có nhu cầu cải tạo, nâng cấp sửa chữa thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Cung cấp các thông tin quy hoạch trong khu vực cho tổ chức cá nhân có nhu cầu.

          1.3. Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên.

Trên cơ sở Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đên năm 2025 đã được phê duyệt, UBND huyện Triệu Sơn đã triển khai lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng quy hoạch chung như: Khu dân cư mới kết hợp dịch vụ thương mại tổng hợp tại đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn được Chủ  tịch UBND huyện Triệu Sơn Phê duyệt tại Quyết định số 4704/QĐ-UBND ngày 27/8/2021.

- Các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới nằm trong khu vực quy hoạch đô thị Thiều đã và đang thực hiện, gồm:

c) Tự đánh giá: Đạt

2. Tiêu chí số 2: Giao thông

a) Yêu cầu của tiêu chí:

2.1: Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) theo quy định: 100% được bảo trì hàng năm, được bê tông hoá hoặc nhựa hoá, có chiều rộng mặt đường ≥4,5m, chiều rộng nền đường ≥6,5m (trong đó: ≥60% đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết theo quy định).

2.2: Tỷ lệ đường thôn, bản và đường liên thôn, bản được cứng hóa và bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) theo quy định: 100% được cứng hóa và bảo trì hàng năm (trong đó ≥80% bê tông hóa hoặc nhựa hóa đạt chiều rộng mặt đường ≥3,0m, chiều rộng nền đường ≥4,0m và ≥50% đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết theo quy định).

2.3: Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp: ≥90%. (trong đó: ≥80% bê tông hóa hoặc nhựa hóa đạt chiều rộng mặt đường ≥3,0m, chiều rộng nền đường ≥4,0m).

2.4: Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa đạt 100% (trong đó: ≥70% bê tông hóa đạt chiều rộng mặt đường ≥3,0m, chiều rộng nền đường ≥4,0m).

b) Kết quả  thực hiện tiêu chí:

2.1. Xã không có tuyến đường xã: Năm 2019 xã Dân Lý được công nhận xã đạt chuẩn NTM tại Quyết định số 1091/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 (đợt 4), trong đó xã Dân Lý có 01 tuyến đường xã là tuyến đường đê Sông Hoàng đi xã Tiến Nông có chiều dài 4,2 km. Hiện nay, tuyến đường xã từ đê Sông Hoàng đi xã Tiến Nông đã được nâng cấp lên đường huyện (ĐH2), nên hiện tại trên địa bàn xã Dân Lý không có tuyến đường xã.

2.2. Các tuyến đường trục thôn gồm 17 tuyến có tổng chiều dài là 9,593km, tỷ lệ đường trục thôn đạt chuẩn nền đường tối thiểu Bn≥4,0m; mặt đường tối thiểu Bm≥3,0m là 9,12/9,593km đạt tỷ lệ 95%; các hạng mục cần thiết như rãnh thoát nước, gờ giảm tốc, cây xanh là 7,230/9,593km đạt tỷ lệ 75,3%.

2.3. Các tuyến đường ngõ, xóm gồm 113 tuyến c tổng chiều dài là 24,269km, tỷ lệ đường ngõ, x m đạt chuẩn nền đường tối thiểu Bn≥4,0m; mặt đường tối thiểu Bm≥3,0m là 21,56/24,269km đạt tỷ lệ 88,8%.

Đảm bảo 100% sạch và không lầy lội vào mùa mưa; chiều rộng nền đường tối thiểu 4,0m, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,0m (trường hợp bất khả kháng nền đường tối thiểu 3,0m, mặt đường tối thiểu 2,0m); Với đường dân sinh chủ yếu phục vụ đi lại của người dân giữa các cụm dân cư và các hộ gia đình không có ô tô chạy nền đường tối thiểu 2,0m, mặt đường tối thiểu 1,5m.

2.4. Đường trục chính nội đồng có chiều dài 19,420 km, đảm bảo 100% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, trong đó 13,605 km/19,420 km  đạt chuẩn, tỷ lệ: 70,06% đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, chiều rộng nền đường tối thiểu 4,0m, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,0m.

c) Tự đánh giá: Đạt

3. Tiêu chí số 3:  Về Thủy lợi và phòng chống thiên tai

a) Yêu cầu của tiêu chí:

3.1: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động ≥ 90%.

3.2: Có ít nhất 01 tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững.

 3.3: Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ≥20%.

3.4: Có 100% số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm.

3.5: Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi.

3.6: Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động:

- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động:

Ttưới =  (S1/S) *100 = (738,9/803 )ha * 100 = 92 %

Trong đó:

+ Ttưới: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động (92%)

+ S1: Diện tích gieo trồng cả năm thực tế được tưới chủ động  738,9 ha.

+ S: Diện tích gieo trồng cả năm cần tưới chủ động theo kế hoạch 803 ha.

- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động:

Ttiêu =    (F1/F)*100 = ( 620,5/659,03 )ha* 100 =  94,1 %

Trong đó:

+ F1:  Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động là: 620,5 ha .

+ F:  Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp cần tiêu là:        659,03 ha.

+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu nhưng chưa chưa chủ động là: 38,53 ha.

- Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản được cấp thoát nước chủ động:

Tk =  (K1/K)*100 =  (8,85/8,85)ha * 100 = 100 %

+ Tk: Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản được cấp, thoát nước chủ động 100%.

+ K1: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản thực tế được cấp, tiêu thoát nước đảm bảo 8,85 ha.

+ K: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản cần cấp, thoát nước theo kế hoạch 8,85 ha.

3.2. Có ít nhất 01 tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững

Xã có 01 hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. (Giấy chứng nhận số:

 HTX có điều lệ và được trên 100% số thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở thông qua và UBND cấp xã xác nhận. HTX DVNN xã Dân Lý  hoạt động theo phương thức dịch vụ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, thực hiện theo điều lệ và Nghị quyết của đại hội HTX. Hàng năm, HTX đều xây dựng phương án hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo mang lại hiệu quả cao. Ngành nghề kinh doanh phục vụ các khâu như: Dịch vụ thủy lợi, kênh mương; dịch vụ làm đất, gieo cấy theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; dịch vụ cung ứng giống, phân bón, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ dự báo, dự tính các sâu, bệnh trên các loại cây trồng; dịch vụ bao tiêu sản phẩm lúa. Toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở.

Tổ chức bộ máy, người vận hành của tổ chức thủy lợi cơ sở đảm bảo đáp ứng năng lực theo quy định.

3.3. Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (đạt khi ≥ 20%)

* Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước được tính bằng diện tích đất trồng cây trồng chủ lực (của các vụ trong năm) thực tế áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên tổng diện tích đất trồng cây trồng chủ lực theo quy hoạch/kế hoạch của xã:

- Đối với cây trồng chủ lực trên địa bàn xã Dân Lý là cây lúa, được áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến tại địa phương bằng hình thức Nông - Lộ - Phơi/ướt khô xen kẽ… đạt tỷ lệ 100%. 3.2. Kết quả đánh giá:

- Đối với cây lúa: Tỷ lệ (%) = S1/S*100 = (694,9/725)*100 = 95,8% ( yêu cầu chỉ tiêu: ≥ 20%) đánh giá đạt.

3.4. Có 100% số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm.

a) Tất cả công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đều có kế hoạch và được bảo trì hàng năm.

Kế hoạch bảo trì thể hiện một số công việc chính như: Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ các hạng mục công trình thủy lợi, trong đó có dự kiến về thời gian, kinh phí, hình thức tổ chức thực hiện.

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì đảm bảo đạt 100% so với kế hoạch:

- Các đợt bảo trì đều báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra thường xuyên, trước và sau mùa mưa, kiểm tra ngay sau khi có mưa, lũ lớn.

- Luôn sử dụng lao động, vật liệu thực hiện bảo dưỡng các hạng mục theo kế hoạch.

- Các hạng mục công trình được sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ đạt 100% so với kế hoạch. Sửa chữa theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng hoặc theo cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025.

- Các sự cố, hư hỏng của công trình, máy móc thiết bị bị ảnh hưởng tác động bởi thiên tai được xử lý sửa chữa đột xuất kịp thời.

3.5. Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi.

Luôn quán triệt, tuyên truyền thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn nước thải, tổ chức quản lý nguồn nước thải trên địa bàn theo thẩm quyền, không để xảy ra vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi.

3.6. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ:

Xã Dân Lý có 3,9 đê sông Hoàng (đê cấp IV) đi qua địa bàn xã, gồm đê hữu sông Hoàng đoạn từ K8+508-K12+408, do UBND xã quản lý. Xã Dân Lý đạt mức “Khá” các các nội dung của tiêu chí 3.6 về đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng, chống thiên tai tại chỗ.

Kết quả đánh giá: 87 điểm, đạt yêu cầu.

c) Tự đánh giá: Đạt

4. Tiêu chí số 4: Điện

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định đạt ≥ 99%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

* Hiện nay, hệ thống điện của xã do Điện lực Triệu Sơn vận hành lưới điện trung áp và lưới điện hạ áp.

Trên địa bàn xã Dân Lý hệ thống điện bao gồm: các nguồn từ lưới điện quốc gia, hệ thống các trạm biến áp phân phối, các đường dây trung áp, các đường dây hạ áp, đồng hồ đo đếm phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

Toàn xã đã có 11 trạm biến áp, tổng công suất 2.580 KVA, có 41,085 km đường dây hạ áp phần lớn là dây bọc mới thay mới đảm bảo an toàn về kỹ thuật, đường dây trung thế dài 5,28 km đảm bảo chất lượng theo quy định. (có phụ lục chi tiết kèm theo)

* Đạt tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn:

  - Đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình.

  - Tỷ lệ số hộ sử dụng điện thường xuyên 2.256 hộ/2.256 hộ, tỷ lệ: 100%.

  - Hệ thống điện ngoài nhà đạt các tiêu chí theo phương pháp đánh giá của Bộ Công thương.

  - Hệ thống điện trong nhà của các hộ dùng điện có: bảng điện tổng có cầu chì (hoặc aptomat), công tắc, ổ căm đặt cố định trên tường (hoặc khung nhà) đảm bảo cách điện; dây điện sử dụng loại có vỏ cách điện có xuất sứ hàng hóa, dây điện được cố định trên tường hoặc khung nhà , đảm bảo an toàn cho việc đi lại, sinh hoạt của con người.

+ Hệ thống điện đảm bảo, an toàn không  xảy ra chết người, mất điện kéo dài trong mùa mưa bão

- Trạm biến áp phân phối:

+ Có hệ thống tiếp địa trạm đảm bảo theo quy định hiện hành

+ Đảm bảo về nguồn cung cấp và chất lượng điện cho người dân

+ Số công tơ đo đếm điện năng cho nhân dân còn trong thời gian kiểm định, đảm bảo quy định hiện hành.

+ Đảm bảo về nguồn cung cấp chất lượng đất cho người dân

+ Số công tơ đo đếm điện năng cho nhân dân còn trong thời gian

- Kiểm định, đảm bảo quy định hiện hành.

+ Cột trạm được  thiết kế là cột bê tông ly tâm, móng cột bê tông, các xà giá máy đỡ biến áp, thang trèo …. Được mạ kẽm nhúng nóng theo quy định đông dân cư:  hiện hành.

- Đường dây hạ áp

+ Khoảng cách thẳng đứng đến mặt đất tự nhiên khu vực đông dân cư: > 7,5m cơ bản đảm bảo theo quy định.hiện hành.

+ Khoảng cách đến mặt đường ô tô: > 7,5m

+ Có hệ thống tiếp đất

-         Hệ thống công tơ điện và dây dẫn vệ các hộ gia đình

+ Hòm đựng công tơ: dùng để đạt công tơ, đảm bảo tiêu chuẩn

+ Công tơ điện: dùng cho các hộ gia đình,đã được đảm bảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền

+ Dây nối dẫn các hộ dân: Phần lớn là dây tơ, đảm bảo về chất lượng dẫn điện và an toàn điện.

UBND xã Dân Lý hiện đúng quy định quá trình sử dụng điện, không có khiếu nại, khiếu kiện và mất an toàn về điện trong thời gian qua.

- Toàn xã có 2.256 hộ/2.256 hộ, tỷ lệ: 100% số hộ thanh toán điện tử và sử dụng thường xuyên, an toàn, tin cậy và ổn định; đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

c) Tự đánh giá: Đạt

5. Tiêu chí số 5: Về Giáo Dục

a) Yêu cầu của tiêu chí:

5.1: Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS, hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và có ít nhất 01 trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 đạt 100%.

5.2: Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

 5.3: Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS mức độ 3.

5.4: Đạt chuẩn xóa mù chữ

5.5: Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp loại khá.

5.6: Có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

5.1. Xã có 3 trường ở 3 cấp học, trong đó:

- Trường Mầm non: Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I  theo Quyết định số 3046/UBND ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Trường Tiểu học: Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II  theo Quyết định số 57/UBND ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Trường THCS: Trường đạt chuẩn Quốc gia theo Quyết định số 1808/UBND ngày 29 tháng  5 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

5.2. Xã luôn thực hiện tốt việc duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

- Năm 2021: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo Quyết định số 6906/QĐ-UBND Ngày 05 tháng 11 năm 2021 của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn.

- Năm 2022: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo Quyết định số 4352/QĐ-UBND Ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, chi tiết như sau:

+ Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 100% (129/129);

+ Tỷ lệ trẻ 6 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100% (136/136);

5.3. Xã đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS: mức độ 3, theo Quyết định số: 4352/QĐ-UBND Ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, chi tiết như sau:

- Phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, cụ thể:

+ Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% (136/136);

+ Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình GDTH đạt 98,5% (508/511);

- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, cụ thể:

+ Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS đạt 96,6% (415/432);

+ Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15-18 tuổi đang học chương trình GDPT hoặc GDTX cấp THPT hoặc GDNN đạt 91,08% (378/415);

5.4. Đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Đạt chuẩn xóa mù chữ Mức độ 2 theo Quyết định số: 4352/QĐ-UBND Ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, chi tiết như sau:

+ Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-25 được công nhận biết chữ đạt 100% (1198/1198);

+ Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-35 được công nhận biết chữ đạt 100% (2735/2735);

+ Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-60 được công nhận biết chữ đạt 99,37% (4089/4115);

 5.5. Với sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đến sự nghiệp giáo dục, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội nên công tác xã hội học tập thường xuyên được đẩy mạnh, trở thành phong trào thi đua trong toàn xã, toàn thôn, các dòng họ, gia đình. Trong năm học 2022- 2023, xã đã thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các trường học với UBND xã trong việc chỉ đạo điều tra nhu cầu học tập của Nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm HTCĐ. Trung tâm hoạt động theo phương thức đẩy mạnh công tác phối hợp dựa vào yêu cầu thực tiễn cần tuyên truyền, học tập tìm hiểu như: Tuyên truyền các ngày lễ ngày kỷ niệm của địa phương và đất nước, tuyên truyền về giáo dục sức khoẻ, phương pháp chống các bệnh dịch (Cúm A, Đậu mùa, sốt xuất huyết, tả lợn, cúm gia cầm….).

Đặc biệt, trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, TTHTCĐ phối hợp, đấu mối với các cơ quan, doanh nghiệp để tổ chức dạy nghề như kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm, giáo dục pháp luật, tin học, chuyển đổi số … Đến nay, tổng số lớp: 12 lớp nghề qua đào tạo của xã, lao động được cấp văn bằng, chứng chỉ: là 130 người. Năm học 2022- 2023, Trung tâm đã mở được 25 chuyên đề (25 lớp) với 1.896 lượt người tham gia. Cụ thể: 9 chuyên đề thời sự chính trị pháp luật, 01 chuyên đề tin học-ngoại ngữ, 4 chuyên đề Khoa học kỹ thuật, 03 chuyên đề Hướng nghiệp, dạy nghề và 5 chuyên đề nâng cao chất lượng cuộc sống, 03 chuyên đề về chuyển đổi số.

Trung tâm Học tập cộng đồng hoạt động được đánh giá, xếp loại Tốt hằng năm, theo Quyết định số:1660/QĐ-BCĐ ngày 28/4/2021 của UBND huyện Triệu Sơn về việc công nhận kết quả đánh giá, xếp loại trung tâm học tập cộng đồng, “Cộng đồng học tập” xã, thị trấn năm 2021.

 5.6. có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền: Xã xây dựng (hoặc phê duyệt) và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch theo hướng xã hội hóa về mô hình giáo dục thể chất cho học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm văn hóa từng dân tộc, lứa tuổi của học sinh: Dạy bơi trong dịp hè hàng năm; nhảy dân vũ tập thể; võ thuật truyền thống; các câu lạc bộ thể dục, thể thao rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền … Cụ thể như sau:

- Các thôn đều có đội bóng chuyền hơi nam, nữ hoạt động thường xuyên; vào các ngày lễ Hội phụ nữ xã, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên đều tổ chức các hoạt động văn nghệ, TDTT cho nhân dân;

- Trường Tiểu học có Kế hoạch hoạt động triển khai đề án bóng rổ học đường năm học 2023-2024;

- THCS có có Kế hoạch hoạt động triển khai đề án bóng rổ học đường năm học 2023-2024;

c) Tự đánh giá: Đạt

6. Tiêu chí số 6:  Văn hóa

a) Yêu cầu của tiêu chí:

6.1: Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời ở điểm công cộng; các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên: Có 70% các điểm công cộng trên địa bàn xã được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời; Có các mô hình hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao tại các thôn, bản và tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đảm bảo thu hút tối thiểu 40% người dân tham gia thường xuyên; Triển khai thực hiện các hoạt động thư viện.

6.2: Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định.

6.3: Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định và đạt chuẩn nông thôn mới ≥75% đạt tiêu chuẩn văn hóa trong 3 năm liên tục (≥78% trong năm xét, công nhận hoặc năm liền kề); ≥50% đạt chuẩn nông thôn mới.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

6.1. Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời ở điểm công cộng; các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên.

  - Trung tâm Văn hóa - Khu thể thao xã: Trung tâm Văn hóa – thể thao xã được quy hoạch với tổng diện tích là 15.300 m2. Trong đó: Diện tích khu nhà văn hóa 7.500 m2, diện tích Hội trường văn hóa đa năng 600 m2, sân khấu 50 m2.

- Hội trường đa năng có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị hoạt động thuận lợi cho việc tổ chức hội nghị, hội thảo và các chương trình nghệ thuật, các cuộc thi, giao lưu văn hóa, văn nghệ cấp xã, cấp cụm. Trang thiết bị tại Hội trường xã gồm: Quốc hiệu, quốc huy, phông màn, cờ sao, tượng Bác Hồ, bục nói chuyện, thiết bị âm thanh, ánh sáng, bàn ghế đảm bảo đủ cho 250 chỗ ngồi, phòng truyền thanh 15,4 m2, các công trình phụ trợ như: Nhà để xe có diện tích đủ cho 150 xe máy, khu vệ sinh tự hoại nam, nữ, sân, cây cảnh, nhà kho 50 m2.

- Hội trường đa năng và các phòng chức năng có biển tên phòng theo quy định. Hàng năm Hội trường đa năng xã tổ chức từ 25-30 hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành của Cấp ủy, Chính quyền địa phương, Tổ chức từ 5-6 cuộc thi, giao lưu văn nghệ cấp xã gồm: (Chương trình văn nghệ Mừng Đảng, Mừng Xuân, chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đảng, ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và quốc khánh 02 tháng 9..), từ 5-7 lớp Phổ biến chính sách, Pháp luật, tuyên truyền giáo dục sức khỏe, bảo vệ môi trường, ATTP chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, chăn nuôi…

+  Khu thể thao đơn giản có diện tích 2.000 m2, bao gồm: sân bóng chuyền hơi, sân cầu long.

+  Sân vận động được bố trí tách riêng, hiện tại diện tích là 7.800 m2 có cổng, có biển tên, có tường rào bao quanh, có khán đài, sân có mặt cỏ tự nhiên bằng phẳng, khô thoáng, được trồng cây xanh xung quanh. Kích thước sân 70m x 90m.

+  Điểm vui chơi giải trí, thể thao cho trẻ em và người cao tuổi, có dụng cụ đi bộ trên không, lắc eo, sân bóng chuyền, sân bóng rổ, nhà vệ sinh được bố trí kết hợp trong khuôn viên sân vận động.

+ Có 6/8 thôn  đã mua sắm dụng cụ thể thao ngoài trời, đạt tỷ lệ 75%.

- Toàn xã có 22 CLB (8 câu lạc bộ bóng chuyền, 8 câu lạc bộ văn nghệ, 1 câu lạc bộ võ thuật, 5 câu lạc bộ dưỡng sinh). Số người thường xuyên tham gia luyện tập TDTT là 4.268/8.368 người đạt 51% dân số.

        - Tủ sách tại các nhà văn hóa thôn có trên 50 đầu sách trở lên và thường xuyên được luân chuyển tài liệu cho nhân dân tham khảo đạt trên 3.000 lượt/năm.

- Cơ cấu tổ chức: Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã do UBND huyện Triệu Sơn ban hành Quyết định thành lập. Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã chịu sự lãnh đạo của UBND xã, sự chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp về nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện và chịu sự quản lý nhà nước của Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện. Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã là Công chức Văn hóa -Xã hội xã có trình độ Trung cấp chính trị và chuyên môn Đại học. Cán bộ, chuyên môn, nghiệp vụ không chuyên trách là những người đã qua đào tạo, tập huấn về: Văn nghệ quần chúng; hướng dẫn viên thể dục thể thao; Một cán bộ không chuyên trách phụ trách vận hành Đài Truyền thanh xã.

Toàn xã có 8/8 thôn có khu thể thao được quy hoạch và thực hiện theo đúng quy hoạch với diện tích từ 500m2 trở lên chưa kể diện tích sân bóng đá. Dụng cụ TDTT được trang bị mỗi thôn gồm: 01 bộ Xà đơn; 01 bộ xà kép; 01 đi bộ trên không; 01 bộ xích đu; 01 bộ trò chơi liên hoàn, 02 bập bênh.

        6.2. Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy đúng giá trị quy định:

Trên địa bàn xã có di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trần Khát Chân và nhà thờ họ Đào Xuân (thôn 2) xếp hạng cấp tỉnh, được bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định.

6.3. Tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định và đạt chuẩn nông thôn mới

* Danh hiệu thôn văn hóa trong 3 năm

Xã có 8/8 thôn (100%) đạt danh hiệu Thôn văn hóa liên tục trong 3 năm (2020, 2021, 2022).

* Danh hiệu gia đình văn hóa trong 3 năm

- Quyết định công nhận Gia đình văn hóa (trong 3 năm liên tục) và Quyết định khen thưởng Gia đình văn hóa của Chủ tịch UBND xã.

- Năm 2021 có 1.993/2.256 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 88,3%.

- Năm 2022 có 2.050/2.256  hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 90,8%.

- Năm 2023 có 2.151/2.256  hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 95,3%.

* Gia đình văn hóa được khen thưởng

- Tỷ lệ gia đình được tặng Giấy khen Gia đình văn hóa 03 năm liên tục (2021-2023):  603/2.050 gia đình, tỷ lệ: 26,7%.

c) Tự đánh giá: Đạt

7. Tiêu chí 07: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm, hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm (Nếu xã không có chợ đang hoạt động thì có cửa hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đạt an toàn thực phẩm theo quy định)

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Xã có chợ Thiều đã đạt chợ kinh doanh thực phẩm tại Quyết định số 1971/QĐCN-IQC-HCC của Công ty cổ phần chứng nhận và giám định IQC ngày 04/01/2019. Tổng diện tích của chợ là 3958,9 m2. Chợ Thiều được quy hoạch phù hợp với hệ thống mạng lưới chợ của tỉnh. Đảm bảo thuận tiện cho việc mua bán, giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và khu vực các xã phía tây của huyện nói chung. Diện tích tối thiểu cho một điểm kinh doanh cố định trong chợ: 5m2

- Nhà chợ chính được bố trí: 07 dãy nhà, kết cấu móng xây đá, nền bê tông, cột bê tông cốt thép, kèo thép, mái tôn. Các mặt hàng hóa chủ yếu là:  Rau, củ, quả, thịt, cá, hàng tạp hóa, quần áo và giày dép. Chợ cơ bản đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã và các xã lân cận. Khuôn viên chợ có hệ thống tường rào bao quanh, nền và sân chợ được đổ bê tông. Nhà điều hành khoảng 15 m2 kèo thép, mái tôn. Khu vệ sinh khoảng 20 m2.

Ban Quản lý chợ được thành lập theo quy định pháp luật, có Bảng hiệu tên chợ, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với Ban Quản lý chợ.

Nội quy chợ đã được UBND huyện Triệu Sơn phê duyệt và đã niêm yết công khai Nội quy chợ tại chợ để điều hành hoạt động và xử lý các vi phạm.

Hiện tại Chợ Thiều đang hoạt động bình thường, có cơ sở pháp lý để quản lý chợ theo quy định của pháp luật. Chợ có Quy hoạch, diện tích, khuôn viên, Nhà chợ chính và công trình phụ trợ kèm theo đảm bảo các yêu cầu về tiêu chí Chợ Nông thôn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.

c) Tự đánh giá: Đạt

8. Tiêu chí 08: Thông tin truyền thông

a) Yêu cầu của tiêu chí:

8.1. Có điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân.

8.2. Có tỷ lệ dân số theo độ tuổi lao động có thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt tối thiểu 50% đối với xã đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; tối thiểu 80% đối với các xã còn lại.

8.3. Có dịch vụ báo chí truyền thông.

8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới

8.5. Có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng, …)

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

8.1. Xã có 01 điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân đạt tiêu chuẩn ngành: Bưu điện xã có diện tích 200 m2, có 01 tủ sách, với hơn 50 đầu sách; 02 bàn đọc sách, 25 ghế, phục vụ thuận lợi cho việc đọc sách, báo miễm phí cho người dân. Có máy tính kết nối internet tại điểm phục vụ. Nhân viên tại Điểm phục vụ có khả năng sử dụng thành thạo và hướng dẫn được cho người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Điểm bưu điện văn hóa xã có khả năng tiếp nhận và trả hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến theo yêu cầu của người dân.

8.2. Tổng số hộ dân trên địa bàn xã năm 2023 là: 2.256 hộ, số người trong độ tuổi lao động là: 5.501 người, số người dân theo độ tuổi lao động dùng điện thoại thông minh: 4.406/5.507 người, tỷ lệ: 86,8%.

8.3. Có dịch vụ báo chí truyền thông:

- 100% số thôn của xã có hệ thống loa hoạt động thường xuyên:

- 100% số thôn trong xã có hộ gia đình thu xem được một trong số các phương thức truyền hình vệ tinh, cáp, số mặt đất, truyền hình qua mạng internet.

- Xã có 01 điểm cung cấp xuất bản phẩm tại thôn Phố Thiều - xã Dân Lý (cửa hàng Liên Do).

8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới:

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã đạt 100%.

- Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức kỹ năng số và an toàn thông tin: 18/18 cán bộ, công chức  xã (đạt 100%).

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kiến thức về sử dụng máy tính và kỹ năng số cơ bản: 4.406 người/5.075 người, tỷ lệ 86,8%.

- Tỷ lệ sản phẩm OCOP của xã được giới thiệu, quảng bá trên nền tảng sàn thương mại điện tử (postmart.vn): Xã có 02 sản phẩm OCOP, 04 sản phẩm giò lụa được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh.

- Tỷ lệ hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích được thông báo, gắn biển địa chỉ số đến từng điểm địa chỉ:  Xã có số hộ gia đình: 2.256 hộ, 7 cơ quan, đơn vị, khu di tích trên địa bàn xã được thông báo, gắn biển địa chỉ số đến từng điểm địa chỉ, (2.256/2.256) tỷ lệ 100%.

8.5. Khu vực UBND xã, hội trường, trung tâm nhà văn hóa các thôn đều có mạng WiFi miễn phí.

c) Tự đánh giá: Đạt

9. Tiêu chí 09: Nhà ở dân cư

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố ≥ 90%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Trên địa bàn xã Dân Lý có 08 thôn với 2.256 hộ c nhà ở, trong đó :

+ Số hộ có nhà ở tạm, dột nát: 0 hộ;

+ Số hộ có nhà bán kiên cố là: 0 hộ, chiếm tỷ lệ 0 %;

+ Số hộ c nhà ở nông thôn không đạt chuẩn: 54 hộ; chiếm tỷ lệ: 2,4%

+ Số hộ c nhà ở kiên cố (nhà ở nông thôn đạt chuẩn): 2.202 hộ chiếm tỷ lệ 97,6%.

Kiến trúc nhà ở dân cư tại xã phù hợp với phong tục tập quán sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã; các khu dân cư được chỉnh trang, đảm bảo xanh, sạch; khuôn viên các hộ gia đình gọn gàng, bố trí công trình phụ trợ phù hợp.

c) Tự đánh giá: Đạt

10. Tiêu chí 10:  Thu nhập

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn thuộc vùng 2 (triệu đồng/người), năm 2023: ≥ 58 triệu đồng/người/năm.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Thực hiện Kế hoạch số 40/KH-CCTK ngày 22/7/2023 của Chi cục Thống kê huyện Triệu Sơn về việc Khảo sát thu nhập bình quân đầu người hàng năm và tiêu chí thu nhập xã NTMNC, NTMKM trên địa bàn huyện Triệu Sơn giai đoạn 2023-2025;

UBND xã Dân Lý  đã tổ chức điều tra, kết quả năm 2023 như sau:

 Tổng số hộ: 2.256 hộ, tổng số khẩu: 8.368 khẩu;

Tổng thu nhập trong xã:  540.622.568.000 đồng.

Thu nhập bình quân đầu người: 62,58 triệu đồng/người/năm.

c) Tự đánh giá: Đạt

11. Tiêu chí số 11: Nghèo đa chiều

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 vùng 2: < 4 %.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

*) Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (trừ số hộ nghèo không có khả năng lao động)

- Tổng số hộ dân cư toàn xã: 2.256 hộ;

- Số hộ nghèo trên địa bàn xã: 18 hộ;

 

 

 

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (%)

 

 

=

18 - 3

 

 

x 100 = 0,66%

2.256 - 3

- Số hộ nghèo không có khả năng lao động: 3 hộ

 

b) Tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều (trừ số hộ cận nghèo không có khả năng lao động)

- Tổng số hộ dân cư toàn xã: 2.256 hộ;

 

 

Tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều (%)

 

 

=

 

  47 - 8

 

 

x 100 = 1,73%

2.256 - 8

- Số hộ cận nghèo trên địa bàn xã: 47 hộ;

- Số hộ cận nghèo không có khả năng lao động: 8 hộ

 

c) Tỷ lệ nghèo đa chiều của xã được xác định bằng tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều (trừ hộ nghèo, hộ cận nghèo không có khả năng lao động)

Tỷ lệ nghèo đa chiều (%)

=

0,66 (%)

+

1,73 (%) = 2,39 %

 

c) Tự đánh giá: Đạt

12. Tiêu chí 12: Lao động

a) Yêu cầu của tiêu chí:

12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng đạt cho cả nam và nữ): 80%.

12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng đạt cho cả nam và nữ):  30 %

12.3. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn: Nông, lâm, ngư nghiệp <30% hoặc Công nghiệp - Xây dựng >40% hoặc Dịch vụ >30%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo được xác định theo công thức sau đây:

- Lực lượng lao động trên địa bàn xã: 5.074 người

- Số lao động qua đào tạo: 4.192 người

 

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)

=

 

4.192

 x 100 = 82,62%

5.074

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ được xác định theo công thức sau đây:

- Lực lượng lao động trên địa bàn xã: 5.074 người

- Số lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ: 1.528 người

 

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (%)

=

 

1.528

x        x 100%     = 30,11 %

5.074

12.3. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn (đối với xã NTM nâng cao):

- Lực lượng lao động trên địa bàn xã: 5.074 người

- Số lao động làm việc trong ngành kinh tế chủ lực: Ngành Công nghiệp, xây dựng: 2.088 lao động.

Tỷ lệ lao động làm việc trong ngành Dịch vụ (%)

 

    =

 

 

2.088

 

 x 100%   = 41,15 %

 

5.074

 

c) Tự đánh giá: Đạt

13. Tiêu chí 13: Tổ chức sản suất và phát triển kinh tế nông thôn

a) Yêu cầu của tiêu chí:

13.1. Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định.

13.2. Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn.

13.3. Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm.

13.4. Ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã.

13.5.  Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử.

13.6.  Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng.

13.7. Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội.

13.8. Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường).

 

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

13.1.  Xã có HTX Dịch vụ Nông nghiệp hoạt động theo luật hợp tác xã năm 2012. (Giấy chứng nhận số 2803094270, ngày 16/11/2023 do Phòng Tài chính-Kế hoạch, UBND huyện Triệu Sơn cấp).

Hằng năm, xã có hợp đồng bao tiêu sản phẩm vùng lúa đạt chuẩn VIETGAP.  (Hợp đồng số: 03/2023/HĐKT-ATTP ngày 10/01/2023, Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng số 03/TLHĐ/2023-ATTP ngày 15/12/2023 với Công ty TNHH Thực phẩm CNC Tâm Phú Hưng).

+ Hợp tác xã có Điều lệ được 100% số thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở thông qua và được UBND xã Dân Lý xác nhận. (Điều lệ ngày 31/3/2023 của HTX Dịch vụ Nông nghiệp xã Dân Lý).

+ Trên địa bàn xã Dân Lý có 1.817 người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đều là thành viên của Hợp tác xã.

 +Tổ chức bộ máy, người vận hành của tổ chức thủy lợi cơ sở đảm bảo đáp ứng năng lực theo quy định.

+ Tổng điểm đánh giá: 84/100 điểm.

13.2. Xã có 2 sản phẩm OCOP: rượu nếp và rượu gạo tẻ Tân tuyết (thôn phố Thiều) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP. (Số Quyết định: 3025/QĐ-UBND ngày 08/9/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa).

13.3. Xã có mô hình:  Lúa VIETGAP tại thôn 5, thôn 6  (50 ha),  liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm. (Giấy chứng nhận mã số: VietGAP-TT-15/CN-TĐC-38-0169) (Hợp đồng số: 03/2023/HĐKT-ATTP ngày 10/01/2023, Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng sốm 03/TLHĐ/2023-ATTP ngày 15/12/2023 với Công ty TNHH Thực phẩm CNC Tâm Phú Hưng).

         13.4. Xã đã thực hiện 01 sản phẩm (lúa Q5 đạt chuẩn VIETGAP) được truy xuất nguồn gốc, cấp tem cho sản phẩm lúa Q5 đạt chuẩn VIETGAP và được cấp chứng nhận VIETGAP (Giấy chứng nhận mã số: VietGAP-TT-15/CN-TĐC-38-0169).

       13.5. Xã có sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử: 02 sản phẩm (lúa VIETGAP, sản phẩm OCOP), tỷ lệ 38,9%.

- Xác định lúa gạo là sản phẩm chủ lực, xã Dân Lý đã tập trung chỉ đạo, tuyên truyền cho nhân dân về sản xuất lúa an toàn, ghi nhật ký quá trình canh tác để phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm;  duy trì và  phát triển vùng sản xuất lúa tập trung, năng suất chất lượng hiệu quả cao, thông qua đó góp phần đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

- Tuân thủ chế độ ghi chép nhật ký canh tác của vùng sản xuất lúa tập trung phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. UBND xã Dân Lý đã chỉ đạo Hợp tác xã DVNN đấu mối với đơn vị cung cấp dịch vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm là Viễn thông Thanh Hóa (VNPT) để ký kết hợp đồng thiết lập hệ thống điện tử truy xuất nguồn gốc và cấp tem cho sản phẩm gạo của xã.

        13.6. Xã đã được cấp 2 mã vùng trồng vùng lúa VIETGAP cho 2 đơn vị thôn 5, thôn 6, gồm: Đồng đất mạ thôn 5-EX-THOR-0029LUA và Đồng bà thôn 6-EX-THOR-0035LUA theo Thông báo số: 807/TB-TT&BVTV ngày 03/11/2022 của Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa.

         13.7. Tuyên truyền, quảng bá trên trang thông tin điện tử tại địa chỉ https://danly.treuson.gov.vn   và trang mạng xã hội zalo, facebook, cổng thông tin điện tử của xã để đăng tải thông tin về điểm du lịch Di tích lịch sử- văn hóa Đền thờ Trần Khát Chân.

         13.8. Xã có 01 mô hình nuôi ốc nhồi và trồng mướp hương (tại  thôn 4), diện tích: 2,5 ha, quy mô 25-30 tấn, lợi nhuận đạt 260 triệu đồng/năm. Mô hình giải quyết việc làm cho 03 lao động chính, thu nhập 7 triệu đồng/lao động/tháng; 05 lao động thời vụ, thu nhập 24 triệu đồng/người/tháng.

c) Tự đánh giá: Đạt

14. Tiêu chí 14: Y tế

a) Yêu cầu của tiêu chí:

14.1: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) ≥ 95% trở lên.

14.2: Tỷ lệ dân số được quản lý sức khoẻ( áp dụng đạt cho cả nam và nữ) ≥ 90%.

14.3: Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa( áp dụng cho cả nam và nữ) ≥40% trở lên.

14.4: Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử ≥ 70% dân số.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

14.1. Toàn xã có 8.368 nhân khẩu. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT: 7522/8368 người (đã trừ 626 lao động xuất khẩu), đạt 97,2%.

14.2. Xã Dân Lý có hệ thống hồ sơ, sổ sách, tài liệu theo dõi, quản lý, lưu trữ, cập nhật thông tin về sức khỏe, hoạt động khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn xã. Xã đã xây dựng kế hoạch triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn, cập nhật thông tin sức khỏe của người dân vào hồ sơ sức khỏe điện tử, thực hiện quản lý sức khỏe người dân qua phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử. Kết quả, có 8.201 người dân đã được tạo dựng hồ sơ sức khỏe điện tử và theo dõi trên phần mềm quản lý, đạt 8.201/8.368 = 98% người dân trên địa bàn.

  14.3.  Xã Dân Lý đã tổ chức điều tra và hướng dẫn người dân trên địa bàn cài đặt và sử dụng ứng dụng sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh, đây là một ứng dụng có tích hợp nền tảng khám chữa bệnh từ xã. Kết quả có 6.276 người dân đã cài đặt và sử dụng ứng dụng này đạt tỷ lệ 6.276/8368 = 75,0% dân số. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống khám chữa bệnh từ xã của Bộ y tế đang trong lộ trình xây dựng và hoàn thiện, vì vậy người dân chưa thực hiện được việc khám chữa bệnh từ xa ngay tại tuyến cơ sở.

  14.4. Xã đã xây dựng kế hoạch triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên dịa bàn, cập nhật thông tin sức khỏe của người dân vào hồ sơ sức khỏe điện tử, thực hiện quản lý sức khỏe người dân qua phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử. Kết quả có 7.079 người dân đã được tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử và theo dõi trên phần mềm quản lý, đạt 7.079/8.368 = 84,8% người dân trên địa bàn, tương ứng với tỷ lệ 84,8% người dân trên địa bàn xã có sổ khám chữa bệnh điện tử.c) Tự đánh giá: Đạt

15. Tiêu chí 15: Hành chính công

a) Yêu cầu của tiêu chí:

15.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

15.2.  Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên.

15.3. Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

15.1. UBND xã Dân Lý  đã bố trí tại Bộ phận một cửa gồm 02 máy điều hòa, 04 máy vi tính, 02 máy scan, 01 máy potocopy, 03 quạt mát, diện tích phòng 40m2 , trong đó 25 m2 bố trí 02 dãy ghế ngồi chờ cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch đảm bảo đ ng quy định. Có hệ thống mạng wifi kết nối interet đồng bộ cho Bộ phận Một cửa và các bộ phận chuyên môn khác đáp ứng nhu cầu xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.

- Xã có 18 cán bộ, công chức xã, được trang bị 01 máy tính, 01 máy in và được cấp chứng thư số để thực hiện ký số văn bản điện tử trên phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc.  Hàng năm, hệ thống máy tính của UBND xã được bảo trì, cài đặt phần mềm diệt vius có bản quyền trong toàn hệ thống mạng.

- Hiện nay, 100% hồ sơ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã đều thực hiện trên phần mềm một cửa điện tử đi vào hoạt động ổn định, phục vụ cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện TTHC.

15.2. Tại xã, 100% hồ sơ TTHC thuộc thẩm quyền được tiếp nhận và luân chuyển giải quyết trên phần mềm một cửa điện tử và trên cổng dịch vụ công của tỉnh. Người dân, tổ chức, doanh nghiệp tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ TTHC trên phần mềm một cửa điện tử thuận tiện, tính công khai minh bạch được đẩy mạnh, giảm thiểu phiền hà, rút ngắn thời gian giải quyết, chất lượng phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp được nâng lên.

15.3. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân nghiên cứu, tìm hiểu khi có nhu cầu giải quyết TTHC, ngoài việc niêm yết công khai bằng bảng giấy tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, thì 100 TTHC đã được công khai trên Trang thông tin điện tử của xã tại địa chỉ: http://danly.trieuson.gov.vn, thực hiện niêm yết công khai 247/247 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; niêm yết danh mục 11 TTHC dịch vụ công mức độ 3, 27 TTHC mức độ 4 tại bộ phận tiếp nhận và kết quả xã, trên trang thông tin điện tử của UBND xã tại địa chỉ danly.trieuson.thanh hoa.gov.vn.

- Hệ thống phản hồi Thanh Hoá không nhận được phản ánh, kiến nghị nào liên quan đến thủ tục hành chính tại UBND xã Dân Lý.

- 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền gải quyết được tiếp nhận, xử lý, trả kết quả trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC giải quyết TTHC.

 - Đã thực hiện việc scan, số hoá hồ sơ tiếp nhận và trả và kết quả theo quy định.

- Việc giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện theo hướng tinh gọn, đơn giản, dễ thực hiện, kết hợp với thái độ phục vụ tận tình, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, theo phương châm lấy sự hài lòng của người dân, các tổ chức, doanh nghiệp làm thước đo chất lượng và hiệu quả. Chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2022 và hiện tại đạt 18/18 điểm, xếp loại xuất sắc.

 + Năm 2021, năm 2022 và năm 2023 tỷ lệ đánh giá sự hài lòng về giải quyết TTHC của UBND xã tại Bộ phận một cửa đạt 02/02 điểm điểm, 100% tổ chức, cá nhân hài lòng và rất hài lòng.

- Trong 03 năm liên tục từ năm 2021, 2022 và 2023, kết quả giải quyết TTHC của xã đạt 100% được giải quyết đúng hoặc sớm hơn thời hạn quy định; không có kết quả giải quyết TTHC phải sửa đổi, bổ sung, bị phản ánh, kiến nghị, khiếu kiện và không có phản ánh kiến nghị về hành vi, thái độ nhũng, gây phiền hà, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật trong giải quyết TTHC, trừ trường hợp phản ánh, kiến nghị, khiếu kiện được cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý, kết luận là không đúng hoặc vu cáo. Cụ thể:

- Năm 2020, xã đã thực hiện được 1.020 hồ sơ.

          - Năm 2021, đã thực hiện được 361 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó tiếp nhận trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt  85% trở lên (vượt chi tiêu).

          - Năm 2022, xã đã tiếp nhận 575 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, số hồ sơ dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 đạt 100% (vượt chỉ tiêu).

          - Năm 2023, xã đã tiếp nhận và giải quyết 1.786 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến (có 954 hồ sơ chứng thực bản sao điện tử), trong đó số hồ sơ dịch vụ công giải quyết sớm và đúng hạn đạt 100% ( vượt chỉ tiêu tỉnh giao: 70%). 

c) Tự đánh giá: Đạt

16. Tiêu chí 16: Tiếp cận pháp luật:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

16.1: Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận ≥ 1.

16.2: Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành ≥ 90%.

16.3: Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu ≥ 90%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

16.1. Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận 1 câu lạc bộ pháp luật:

          Trong năm 2023 xã Dân Lý đã duy trì các mô hình: “Câu lạc bộ pháp luật”, “Mô hình tổ liên gia an toàn về phòng cháy và chữa cháy, điểm chữa cháy công cộng”,  mô hình “5 tốt” của tổ hòa giải thôn 4. Xã đã công nhận: mô hình hòa giải “5 tốt” tại thôn 5 và thôn phố Thiều,  “Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình ” Mô hình “5 có 3 sạch” “xây dựng gia đình hạnh phúc không sinh con thứ 3” của hội Hội liên hiệp phụ nữ xã. Các mô hình vẫn duy trì hoạt động thường xuyên, hiện nay các mô hình tổ chức họp sơ kết hàng tháng và hàng quý trong năm. Các mô hình đã kết nạp thêm các thành viên để tổ chức và duy trì tốt các mô hình pháp luật tại địa phương.

16.2. Xã đã kiện toàn 8 tổ hòa giải cơ sở, tổng số thành viên tổ hòa giải cơ sở là 48 thành viên; trong năm có 7/7 vụ việc hòa giải thành, tỷ lệ đạt 100%, tại 5 đơn vị thôn.

          Về kinh phí cho hoạt động hòa giải cơ sở: ngay từ đầu năm 2023 UBND xã đã đưa vào dự toán ngân sách trình HĐND xã phê duyệt kinh phí cho hoạt động hòa giải cơ sở và công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật số tiền 9.500.000 đồng

          16.3. Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu: UBND xã đã thực hiện rà soát các đối tượng cần được trợ giúp pháp lý trên địa bàn xã có tổng 11 đối tượng, (trong đó 07 đối tượng là trẻ em đang hưởng bảo trợ xã hội, 04 đối tượng là ngươig từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội). UBND xã đã làm các thông báo các bài tuyên truyền loa trên đài truyền thanh của xã để các đối tượng biết và cần trợ giúp khi có nhu cầu.

          Bên cạnh đó UBND xã cũng đã đăng tải các thông tin, thông báo về trợ giúp pháp lý trên các phương tiện đại chúng như facebook, Zalo… cổng thông tin điện tử của xã.Và cũng đã làm Công văn gửi về Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Thanh Hóa để được hỗ trợ.

c) Tự đánh giá: Đạt

17. Tiêu chí 17: Môi trường

a) Yêu cầu của tiêu chí:

17.1. Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường ≥ 100%.

 17.3. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định ≥ 85%.

17.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả ≥ 40 %.

17.5. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn ≥ 50%.

17.6. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường ≥ 100%.

 17.7. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường ≥ 80%

17.8. Tỷ lệ cơ sở sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường ≥ 85%.

17.9. Nghĩa trang cơ sở hoả táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch.

 17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hoả táng ≥ 5%.

 17.11. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn. ≥ 4m2 /người.

17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định ≥ 70%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

17.1. Về khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

+ Qua kiểm tra, rà soát thực tế ở thời điểm hiện tại trên địa bàn xã Dân Lý không có khu kinh doanh, dịch vụ; khu chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm); khu nuôi trồng thủy sản các cơ sở đều sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, phát sinh nguồn thải ra môi trường rất ít các hộ đều cam kết và thực hiện đúng không gây ảnh hưởng đến môi trường.

17.2. Về tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

          + Trên địa bàn xã có 104/104 cơ sở = 100% cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có các hệ thống  xử lý chất thải đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.

(Có biểu tổng hợp kèm theo)

          + Địa bàn không có làng nghề được công nhận theo quy định.

17.3. Về tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định.

- Từ năm 2016 đến nay xã ký hợp đồng thu gom vận chuyển xử lý rác với Tổ thu gom rác thải và đã hợp đồng với các tổ tại các thôn tiến hành thu gom rác thải trên địa bàn toàn xã về bãi rác tập trung của xã và xử lý theo quy định. Chính vì vậy vệ sinh môi trường trong khu dân cư đảm bảo sạch sẽ và làm cho cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch đẹp.

- Hiện tại trên địa bàn xã có 2256 hộ (các hộ đang trực tiếp sinh hoạt tại địa phương), trong đó:

Số hộ nộp phí thu gom rác thải: 2209/2256 hộ = 98%

Số hộ thực hiện phân loại rác tại nhà: 1,270 hộ / 2256 hộ = 57,49%

Xã cũng lắp đặt 100 bể xi măng để chứa chất thải nguy trên tất cả các xứ đồng để thu gom bao gói BVTV trên địa bàn toàn xã.

+ Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bình quân 1 tuần là 7,8 tấn rác thải;

+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được nhân dân phân loại và cho vào thùng chứa rác có nắp đậy, hàng tuần tổ vệ sinh công của các thôn tổ chức đi thu gom chất thải rắn đến tận hộ gia đình để vận chuyển ra ngoài bãi rác thải tập trung của xã và xử lý theo đúng quy định.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã được các tổ thu gom và xử lý theo quy định là 6,9 tấn (Đạt 87.8%) tổng lượng rác phát sinh (Có phụ biểu đi kèm).

          - Hàng năm xã có các Kế hoạch, thông báo tuyên truyền, vận động người dân định kỳ tham gia tổng vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh thoát nước, cải tạo ao, hồ, nạo vét kênh mương, phát quang bụi rậm, thu vớt rác thải trôi nổi trên sông, khu vực ven bờ sông… Nhằm tạo không gian, cảnh quan sinh thái và điều hoà môi trường không khí tại địa phương trong các dịp lễ tết, các đợt cao điểm, các kế hoạch hướng dẫn của cấp trên.

- Tập trung công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường và luôn được cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành đoàn thể quan tâm đúng mức, bằng nhiều hình thức tuyên truyền như: tin bài về tìm hiểu Luật bảo vệ môi trường trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn xóm, tuyên truyền bằng khẩu hiệu, pano, áp pích. Giao cho công chức văn hóa, đài truyền thanh xã thường xuyên có tin bài, có chuyên mục về bảo vệ môi trường để tuyên truyền cho nhân dân hiểu và thực hiện..

- Tuyên truyền thông qua việc cam kết “bảo vệ môi trường” giữa chính quyền với MTTQ, các ngành đoàn thể, cam kết giữa các ngành đoàn thể đến gia đình hội viên đoàn viên, cam kết của các thôn đến từng hộ nông dân.

17.4: Về các hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả.

Ủy ban nhân dân xã đã xây dựng các bài tuyên truyền về việc các hộ dân trong xã xây dựng các hố lắng với dung tích chứa khoảng 1m3 để chứa nước thải sinh hoạt xử lý tại chỗ đáp ứng yêu cầu về BVMT theo quy định.

Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư.

Xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể, đối tượng là những hộ gia đình chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại khu dân cư tập trung, phải cam kết thực hiện xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.

Các hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng các biện pháp phù hợp, hiệu quả là 1033 hộ/ 2256 hộ (Đạt 45.8 %).

UBND xã sẽ tiếp tục tuyên truyền và vận động được trên 70% số hộ dân trong xã xây các hố lắng tại hộ gia đình để sử lý nước thải sinh hoạt trước khi chảy ra rãnh mương của thôn.

17.5. Về tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn.

Theo kế hoạch 34/KH-BTV ngày 15/01/2022 của ban thường vụ huyện ủy; hội Nông dân huyện đã xây dựng Mô hình nông dân tham gia phân loại rác thải nguồn tại hộ gia đình trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2025, Đảng ủy và UBND xã Dân Lý đã triển khai với nòng cốt là hội nông dân xã, nông dân thôn được tham gia các lớp tập huấn, học tập hướng dẫn cách thực hiện phân loại rác thải nguồn tại hộ gia đình; tính đến thời điểm hiện tại đề án đã triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân thực hiện phân loại 3 loại rác thải chính gồm:

Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế gồm nhựa, giấy, kim loại túi nylon sạch… nhóm này được người dân lưu trữ hoặc bán cho người thu mua phế liệu, cơ sở tái chế.

Chất thải thực phẩm: Loại này dễ phân hủy, gây mùi nên hướng dẫn người dân tự xử lý chất thải thực phẩm bằng cách sử dụng chế phẩm ủ thành phân hữu cơ, làm thức ăn cho vật nuôi, hoặc buộc kín trong túi đựng trước khi bàn giao cho đơn vị thu gom.

Chất thải rắn sinh hoạt không chứa yếu tố độc hại nhưng không thuộc 2 nhóm chất thải trên, được thực hiện đựng trong túi riêng và giao nộp cho đơn vị thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt.

Đến thời điểm hiện tại số hộ thực hiện phân loại rác tại nhà đạt: 1270 hộ/2256 hộ = 57,49 %.

17.6. Về tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường:

- Đối với rác thải từ bao gói thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn dư một lượng hóa chất nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường sinh thái, vì vậy loại rác này được đặc biệt quan tâm, xã đã xây được 100 thùng rác thải đồng ruộng có nắp đậy để thu gom các loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật. các hố rác đồng ruộng được đặt ở những vị trí thuận tiện cho người dân có thể bỏ rác vào thùng. Sau khi đầy thùng thì Hội nông dân xã tổ chức lực lượng đi thu gom và tập kết tại kho để chất thải nguy hại ở khu vực nghĩa địa sau đó theo kế hoạch huyện hợp đồng với đơn vị chức năng để vận chuyển đi xử lý theo quy định.

- Đối với rác thải tại trạm y tế có chứa chất gây nhiễm trùng, trạm đã hợp đồng với Bệnh viện Đa Khoa huyện Triệu Sơn thực hiện vận chuyển về kho chứa của bệnh viện Đa khoa huyện Triệu Sơn để vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định.

Đối với chất thải nguy hại từ hoạt động sinh hoạt của người dân (pin đèn, thiết bị điện tử, vỏ chai lọ, đựng hóa chất nguy hại), được cam kết thu gom vào thùng riêng sau đó vận chuyển đến kho để chất thải nguy hại ở khu vực kho ở nghĩa địa để công ty có chức năng thu gom xử lý theo quy định.

17.7. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường:

- Tỷ lệ khối lượng chất thải trong chăn nuôi được thu gom, xử lý, tái sử dụng/khối lượng chất thải phát sinh đạt: 82,9 %.

- Tỷ lệ khối lượng chất thải trong trồng trọt được thu gom, xử lý, tái sử dụng/khối lượng chất thải phát sinh đạt: 84,2 %.

 - Tỷ lệ hộ gia đình áp dụng các biện pháp tái sử dụng và tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp/tổng số hộ gia đình đạt 100%.

          17.8.  Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường ≥ 85%.

          - Tổng số hộ đạt chuồng trại chăn nuôi đảm bảo VSMT: 271 hộ.

           - Tổng số hộ chăn nuôi trong xã: 305 hộ.

          - Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường: 271/305 hộ, tỷ lệ: 88,9 %.

          - Xã đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật Chăn nuôi,  Bản cam kết chăn nuôi gia súc quy mô nông hộ thực hiện đầy đủ.

17.9. Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch

*) Các nghĩa trang theo QHC xã Dân Lý được duyệt:

Trước năm 2018, trên địa bàn xã Dân Lý có 15 thôn, việc an táng cho người từ trần được thực hiện tại 10 nghĩa trang (mỗi thôn một nghĩa trang). Tuy nhiên được đồng thuận của các hộ dân trên địa bàn xã, UBND xã Dân Lý đã định hướng việc an táng cho người từ trần tập trung tại 05 nghĩa trang với diện tích 11,95 ha theo QHC xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn đến năm 2030 được duyệt.

*) Về yêu cầu đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch: 

- Các nghĩa trang được quy hoạch cách xa khu dân cư; mỗi nghĩa trang được phân chia khu hung táng, cát táng riêng biệt; có đường vào sạch sẽ, xung quanh trồng cây xanh, hoa, thuận tiện cho việc thăm viếng của người dân. Nghĩa trang được quản lý và sử dụng hợp lý, việc mai táng cho người từ trần được thực hiện đúng theo quy chế của xã đã ban hành theo quy định của Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trong và ngoài khu nghĩa trang; đảm bảo vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng được Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 21/2021/TT-BYT ngày 2/6/2021.

- Trên địa bàn xã hiện nay có 3 hình thức táng đó là: Hung táng, cát táng và hỏa táng; Các chỉ tiêu sử dụng đất đối với trường hợp táng tại 03 nghĩa trang tuân thủ quy định tại Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ và các quy chuẩn hiện hành khác. Tuy nhiên, hiện  tại do phong tục tập quán nên tại phần cát táng và hỏa táng đã phân theo dòng họ để quản lý và thực hiện vệ sinh cho các mộ; tạo điều kiện thực hiện các nghi lễ tâm linh truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Công tác mai táng được thực hiện đúng quy định, việc an táng của người quá cố được thực hiện trong 24 tiếng, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường;

- Vị trí an táng được xác định cụ thể theo hàng, diện tích đối với mộ hung táng không quá 5 m2; cát táng và hỏa táng không quá 3 m2;

- Nghĩa trang đã xây dựng khu vực tập kết rác thải trong quá trình mai táng để hỏa táng nhà đảm vệ sinh, sạch đẹp. Đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới;

- Các nghĩa trang đã được cắm mốc giới theo quy hoạch và đã được xây hoặc rào bằng hàng rào để quản lý.

*) Công tác ban hành quy chế sử dụng các nghĩa trang trên địa bàn xã:

- Ủy ban nhân dân xã Dân Lý đã ban hành quy chế sử dụng nghĩa trang tại Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 20/9/2021;

- Thành lập Ban quản trang để tổ chức thực hiện theo quy chế;

- UBND xã đã giao Hội đồng hương ước các làng văn hóa, Ban công tác Mặt trận thôn thực hiện giám sát việc quản lý của các Ban quản trang, nhân dân tại các thôn trong việc thực hiện mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch, đảm bảo hiệu quả cho việc đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm đất đai.

17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng:

- UBND xã đã thực hiện thống kê các hình thức táng trên địa bàn xã hàng năm để quản lý, theo đó các trường hợp táng đã thực hiện đúng các quy định hiện hành về mai táng; vận động nhân dân sử dụng hình thức hỏa táng thay cho hình thức táng bằng hung táng, cát táng. Tính từ khi xã đạt chuẩn NTM nâng cao, số lượng người từ trần và hình thức táng được thống kê như sau:

+ Năm 2020: Số người từ trần là 48 người; hình thức táng là hung táng và hỏa táng tại nghĩa địa các khu, diện tích các mộ trung bình là 2,5 m2; vị trí táng phù hợp với quy hoạch chung của xã cũng như đảm bảo theo quy định về mai táng;

+ Năm 2021: Số người từ trần là 37 người; hình thức táng là hung táng và hỏa táng tại nghĩa địa các khu, diện tích các mộ trung bình là 2,5 m2; vị trí táng phù hợp với quy hoạch chung của xã cũng như đảm bảo theo quy định về mai táng;

+ Đến tháng 12/2022: Số người từ trần là 56 người; hình thức táng là hung táng và hỏa táng tại nghĩa địa các khu, diện tích các mộ trung bình là 2,5 m2; vị trí táng phù hợp với quy hoạch chung của xã cũng như đảm bảo theo quy định về mai táng.

- Về tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng  như sau:

+ Năm 2020, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng là 12/48  * 100%  = 25 %.

+ Năm 2021, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng  là 15/37  *100%  = 40.5 %.

+ Năm 2022, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng  là 25/56 *100%   = 44.6 %.

+ Năm 2023, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng  là 18/36 *100%   = 50 %.

17.11. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn.

 * Kết quả tổng hợp diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã

Tổng diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã Dân Lý năm 2023 là 33.560 m2, bao gồm: Khu thể thao, sân chơi: 33.560m2; cụ thể theo biểu sau:

Ơ

 

TT

Danh mục khu vực trồng cây xanh

Vị trí,

địa điểm

Diện tích (m2)

Số lượng cây xanh (cây)

Loài cây trồng

Nguồn vốn

Ghi chú

1

Khu sân vận động xã

Thôn 3

3.900

80

Sao Đen, xà cừ, Hoa giấy

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

2

Khuôn viên trạm y tế xã

Thôn 4

800

08

Nhãn, vải, lộc vừng, hoa sữa.

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

3

Khuôn viên Công an xã

Thôn Phố Thiều

250

06

Đu đủ, xoài, lộc vừng, sấu, hoa hồng

Ngân sách địa phương,

Xã hội hóa

 

4

Khuôn viên QTD xã

Thôn Phố Thiều

300

06

Sấu, nhãn, lộc vừng

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

5

Khuôn viên UBND xã Dân Lý

Thôn 3

7.100

130

Xà cừ, Dừa, Cau vua, Hoa giấy, Keo lá tràm, cây xanh

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

6

Trường THCS Dân Lý

Thôn 3

5.500

150

Xà cừ, bàng, sấu, hoa giấy, cây xanh, Hoa sứ, cây mắt ngọc, sao đen

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

7

Trường Mầm non Dân Lý

Thôn 3

2.800

85

Bàng, Lộc vừng. Sấu. Bưởi, Ổi, Nhãn, Vải, Tre cảnh, Hoa giấy

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

8

Trường Tiểu học Dân Lý

Thôn 3

3.900

180

Bàng, Bằng Lăng,  Sấu, Hoa giấy, Mắt ngọc, Phượng, Xà cừ

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

9

Khu thể thao, văn hóa thôn 1

Thôn 1

150

10

Đa, Xà cừ

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

10

Khu thể thao, văn hóa thôn 2

Thôn 2

1200

25

Sà cừ, Nhãn,

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

11

Khu thể thao, văn hóa thôn 3

Thôn 3

900

05

Lộc Vừng, Cây xanh

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

12

Khu thể thao, văn hóa thôn 4

Thôn 4

800

25

Xà cừ, cây Vông, Hoa giấy

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

13

Khu thể thao, văn hóa thôn 5

Thôn 5

600

35

Sấu, Xanh, Cau

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

14

Khu thể thao, văn hóa thôn 6

Thôn 6

400

20

Lộc vừng, cây Đa, cây Xanh

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

15

Khu thể thao, văn hóa thôn 7

Thôn 7

800

24

Xà cừ, Nhãn,

lộc vừng,Bàng,

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

16

Khu thể thao, văn hóa thôn Phố Thiều

Thôn Phố Thiều

550

55

Cau, lộc vừng, Nhãn, Sung,

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

17

Khu nhà văn hóa thôn 15 cũ

Thôn 4

510

25

Keo, Xà cừ

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

18

Khu nhà văn hóa thôn 6 cũ

Thôn 5

900

35

Cây Gáo, Bàng, Hoa mẫu đơn, Hoa sống đời đơn,

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

19

Khu nhà văn hóa thôn 8 cũ

Thôn 6

150

12

Cây Đa, Lộc Vừng, Bàng, Vú sữa

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

20

Khu nhà văn hóa thôn 9 cũ

Thôn 6

1200

25

Xà cừ, Cây xanh.

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

21

Khu nhà văn hóa thôn 11 cũ

Thôn 6

300

18

Cây Xanh, Sấu, Chuối,

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

22

Khu nhà văn hóa thôn 14 cũ

Thôn Phố Thiều

550

25

Xà cừ, Mít, Keo, Sấu, Tre cảnh

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

Tổng cộng

 

33.560m2

1.209

 

 

 

 

* Xác định phân vùng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Dân Lý thuộc vùng 2  thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 – 2025 được ban hành kèm theo Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh.

Tỷ lệ đất cây xanh/người trên địa bàn xã được xác định theo công thức:

 

Tđất cây xanh =

 

Như vậy, tỷ lệ đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã Dân Lý đạt:

 

 

T Cây xanh  =

Diện tích đất cây xanh (m2)

Quy mô dân số trên địa bàn xã

=

33.560

8.386

= 4,01 (m2/người)

Trong số các địa điểm có cây xanh trên địa bàn xã, khu vực các nhà văn hóa các thôn; khu vui chơi của thôn, trung tâm văn hóa thể thao của xã, các khuôn viên của 3 nhà trường, trạm y tế dùng để cho nhân dân, học sinh hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại các khu vực này), các dải cây ven đường các trục đường liên xã, liên thôn dùng để tạo bóng mát cho nhân dân đi lại, cây xanh còn điều hòa không khí, tạo cho môi trường được trong lành hơn.

Vị trí của các khu vực có cây xanh trên địa bàn xã như nhà văn hóa, khu vui chơi, các tuyến đường … đều nằm ở vị trí trung tâm của các thôn, thuận lợi cho việc đi lại để tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao tại đây.

 Mức độ, hình thức tiếp cận: Tùy từng độ tuổi mà mức độ và hình thức tiếp cận cây xanh trên địa bàn có sự khác nhau; trên địa bàn xã có 03 trường học, diện tích cây xanh tại các trường đảm bảo cho bóng mát, tạo không khí trong lành để học sinh vui chơi, học tập; tại các nhà văn hóa đối tượng tiếp cận là những người dân ở độ tuổi trung niên, chủ yếu để đi bộ, chơi thể thao, văn hóa, văn nghệ, trò chuyện; tại các tuyến đường giao thông chủ yếu nhân dân d ng để đi bộ vào buổi sáng, tối…

Đánh giá chung, khả năng tiếp cận cây xanh của người dân trên địa bàn xã đã đảm bảo nhu cầu. Đa số người dân đã lựa chọn nhà văn hóa và dải cây ven đường để tiếp cận, đi bộ, thể thao; thời gian nhân dân dành cho hoạt động tại các điểm nhà văn hóa, khu vui chơi, đi bộ tập luyện thể dục thể thao đã được quan tâm và dành nhiểu hơn, làm tăng khả năng tiếp cận với cây xanh, thông qua đó cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

17.12. Toàn xã đã : 1270 hộ/2256 hộ, tỷ lệ 56,29% số hộ phân loại rác tại nguồn đảm bảo tiêu chí môi trường. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định: 157,9 kg/ ngày/ 117,7 kg/ ngày, tỷ lệ 74,5%.

Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ xã đã xây dựng mô hình “Thu gom rác thải nhựa đổi nhu yếu phẩm”, triển khai đồng loạt trên 8 thôn. Mô hình đã được đông đảo hội viên đồng tình ủng hộ.

Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chất thải nhựa không thể tái chế, xã thực hiện việc chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định.

c) Tự đánh giá: Đạt

18. Tiêu chí 18: Chất lượng môi trường sống

a) Yêu cầu của tiêu chí:

18.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung ≥25% đối với xã Vùng 1, ≥55% đối với xã Vùng 2.

18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm ≥40 lít đối với xã Vùng 1, ≥60 lít đối với xã Vùng 2.

18.3.Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững ≥20% đối với xã Vùng 1, ≥30% đối với xã Vùng 2.

18.4. Tỷ lệ chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm.

18.5. Không để xẩy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã.

18.6. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thuỷ sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm.

18.7. Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch.

18.8. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

18.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung.

Xã có 2.256 hộ, trong đó hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% (2.256/2.256 hộ).

Số hộ sử dụng nước sạch tập trung/Số hộ trên địa bàn xã: 1.322/2.256*100%, tỷ lệ: 58,6%.

Đối với chất lượng nước của công trình cấp nước tập trung: công ty cổ dịch vụ nước sạch Triệu Sơn có đầy đủ có các giấy tờ hợp pháp để cung cấp nước sạch tập trung cho xã Dân Lý nói riêng và các xã trong khu vực nói chung. Thử nghiệm chất lượng nước sạch của nhà máy, chất lượng đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định, hàng tháng Nhà máy nước sạch luôn duy trì kiểm tra chất lượng nước nguồn nước sạch tại nhà máy nước các thông số chất lượng nước sau khi xử lý của công trình cấp nước tập trung của công ty đều đáp ứng ngưỡng giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đối với chất lượng nước của công trình cấp nước quy mô hộ gia đình: Là các dòng máy lọc nước được cấp phép lưu hành trên thị trường được các hộ gia đình đầu tư, đảm bảo nước sạch cho gia đình.

18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm”:

 + Công ty cổ phần dịch vụ nước sạch Triệu Sơn tổng số lít sử dụng bình quân trong trong một ngày/số người sử dụng = 4000 x 1000  = 101 lít/người/ngày đêm.                                                                     9000 x 4,4

        (Tính toán dựa trên công thức tính được hướng dẫn tại Biểu mẫu số 5 Hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Quyết định số 1680/QĐ-BNN-VPĐP ngày 11/5/2022).

 18.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững khi đáp ứng yêu cầu sau:

Xã Dân Lý được cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung do Công ty Cổ phần dịch vụ nước sạch Triệu Sơn quản lý.

Kết quả chấm điểm mức độ hoạt động bền vững của công trình dựa vào các tiêu chí đánh giá của Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch nông thôn (tại Hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 3639/SNN&PTNT-PTNT ngày 06/9/2022), cụ thể:

TT

Nội dung đánh giá

Thang điểm tối đa

Cách tính điểm

Điểm đánh giá

1

Tiền nước thu được đủ bù đắp chi phí quản lý vận hành, sửa chữa nhỏ

20

- Thu còn dư để tích lũy: 20 điểm;

- Thu đủ chi trả cho chi phí quản lý vận hành, sửa chữa nhỏ: 15 điểm;

- Thu không đủ chi trả cho chi phí quản lý vận hành, sửa chữa nhỏ: 10 điểm;

- Không thu được tiền nước: 0 điểm.

10

2

Chất lượng nước sạch sau khi xử lý của công trình đạt quy chuẩn của Bộ Y tế

20

- Đạt: 20 điểm;

- Không đạt: 0 điểm.

20

3

Khả năng cấp nước thường xuyên trong năm

20

- Luôn luôn ổn định: 20 điểm;

- Số ngày không được cấp nước dưới 30 ngày/năm: 10 điểm

- Số ngày không được cấp nước trên 30 ngày/năm: 0 điểm.

20

4

Tỷ lệ công suất khai thác thực tế sau 02 năm đưa vào sử dụng của công trình so với công suất thiết kế đạt tối thiểu 60%

20

- Lớn hơn 60%: 20 điểm;

- Từ 50-60% 10 điểm;

- Dưới 50%: 0 điểm.

10

5

Cán bộ quản lý, vận hành có chuyên môn, năng lực quản lý vận hành phù hợp quy mô, yêu cầu kỹ thuật của công trình

20

- Đạt: 20 điểm;

- Không đạt: 0 điểm.

20

 

Tổng số

100

 

80

Tổng số điểm là: 80 điểm. Đạt so với tiêu chí.

          18.4. Xã Dân Lý đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xã An toàn thực phẩm tại Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 08/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh. Từ năm 2020 đến nay, hàng năm xã đều có kế hoạch và tổ chức tập huấn kiến thức về ATTP cho các chủ thể, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, các thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh được tập huấn.

          18.5. Trong nhiều năm gần đây, trên địa bàn xã không sảy ra các sự cố về ATTP cũng như các vụ ngộ độc thực phẩm.

          18.6. Trên địa bàn xã Dân Lý có 06 cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm thuộc diện cấp giấy chứng nhận về ATTP, 06 cơ sở này đều được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP theo quy định.

           18.7. Xã đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn xã thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng, chống bệnh tật. Phát động hưởng ứng phong trào 5 không 3 sạch trên địa bàn xã.

          Các hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch theo quy định:

+ Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh: 2.157.2.256 hộ, tỷ lệ: 95,6%

+ Số hộ có nhà tắm hợp vệ sinh:  2.181/2.256 hộ, tỷ lệ: 96,7%

+ Số hộ có bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 2.256/2.256 hộ, đạt  100%.

Các hộ đã đầu tư xây dựng các công trình nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và thực hiện công tác vệ sinh nhà cửa cơ bản đạt theo tiêu chí 3 sạch.

18.8. Về Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường.

Hiện nay trên địa bàn xã không còn bãi trông lấp rác thải nào đang hoạt động

Từ năm 2016 xã đã ký hợp đồng thu gom vận chuyển rác với tổ thu gom rác thải về bãi rác tập chung của xã.. Bãi chôn lấp sau khi đầy đã được xử lý theo đúng quy định về bảo vệ môi trường, xã đã cho lấp đất và trồng cây keo lên phần diện tích đất này để không còn ảnh hưởng tới môi trường.

c) Tự đánh giá: Đạt

19. Tiêu chí số 19: Quốc phòng và An ninh

 a) Yêu cầu của tiêu chí:

19.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân.

19.2. Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên; có mô hình camera an ninh và các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

    19.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân

* Xây dựng lực lượng dân quân “Vững mạnh, rộng khắp”

- Tổ chức biên chế Ban chỉ huy quân sự xã và cán bộ dân quân

 Quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật Dân quân tự vệ số: 48/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019, từ thôn đến xã được biên chế đúng quy định, đáp ứng yêu cầu với nhiệm vụ Quốc phòng, Quân sự của địa phương cụ thể:

 Ban Chỉ huy quân sự biên chế đủ 03 đồng chí. (khuyết đồng chí chỉ huy trưởng, do đang chờ sát nhập xã nên không bổ nhiệm).

+ Chính trị viên: Là Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm.

+ Chính trị viên phó: Là Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã kiêm nhiệm.

+ Chỉ huy phó:  Là Đảng viên - Cán bộ bán chuyên trách.

Xây dựng, biên chế đầy đủ cán bộ quản lý, chỉ huy DQ: gồm Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng và Thôn đội trưởng kiêm nhiệm chức danh tổ trưởng dân quân tại chỗ.

- Về số lượng

  Thực hiện nghiêm túc chế độ đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ theo Luật DQTV.

 + Cấp xã: 01 Trung đội DQCĐ quân số 28 đồng chí, Trong đó 01 đồng chí Trung đội trưởng và  03 Tiểu đội trưởng, mỗi Tiểu đội 9 đồng chí

+ Cấp thôn 100% thôn trong xã đều thành lập tổ DQ tại chổ 8 tổ,  quân số mỗi tổ  03 đồng chí, tổng số 24 đồng chí.

+ Dân quân năm thứ nhất:18 đồng chí.

+ Dân quân tại chỗ: 0,33% so với tổng dân số.

+ Dân quân Binh chủng quân số 09 đồng chí, mỗi tổ 03 tổ, một tổ Y tế: 03đ/c, Pháo 37 Bộ CHQS tỉnh:  03 đồng chí, Công binh: 03 đ/c;

- Về chất lượng

+ Tỷ lệ Đảng viên của LLVT xã, lực lượng DQ năm 2021: tỷ lệ 31%, năm 2022, tỷ lệ 32%, năm 2023, tỷ lệ 34,6%.

+   Chỉ huy phó có trình độ chuyên môn TC quân sự; Lý luận CT trung cấp.

+  Cán bộ, chiến sĩ LLVT xã có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, trình độ sẵn sàng chiến đấu cao. Khi có tình huống huy động trong 01 giờ đạt 90% quân số biên chế sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

+  Lực lượng DQ được huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, diễn tập, luyện tập phòng chống thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh theo đúng nội dung kế hoạch của Ban CHQS huyện, kết quả kiểm tra 100% đạt yêu cầu, có 78,3% đạt khá giỏi trở lên, an toàn tuyệt đối, cụ thể kiểm tra kết thúc huấn luyện QS 100% đạt yêu cầu trong đó có 78,4% khá giỏi; kết quả kiểm tra giáo dục chính trị 100% đạt yêu cầu trong đó có 81,1% khá giỏi.

- Bảo đảm chính sách và cơ sở vật chất theo quy định.

+ Ủy ban nhân dân xã phân bổ ngân sách đúng theo Luật ngân sách quy định,  chi trả kịp thời khi thực hiện các nhiệm vụ theo Luật DQTV; như huấn luyện, diễn tập, trực SSCĐ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

+ Chi trả đầy đủ quân tư trang, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ dân quân.

+ Ban CHQS xã được bố trí phòng làm việc riêng có đầy đủ biển, bảng chính quy; có tủ súng niêm cất, bảo quản, sử dụng đúng quy định; Kho vật chất PCTT, CN, công cụ hổ trợ cho hoạt động gìn giữ an ninh chính trị, TTATXH, phòng thủ dân sự, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai; Có phòng trực chính quy, bếp nấu, nhà ăn tập trung cho cán bộ, chiến sỹ dân quân khi tổ chức trực sẵn sàng chiến đấu theo đúng quy định của trên.

* Hệ thống kế hoạch hoạt động

Hàng năm Ban Chỉ huy quân sự xã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã xây dựng bổ sung đầy đủ hệ thống Kế hoạch theo Thông tư 43/2020 của Bộ Quốc phòng; Hệ thống kế hoạch hoạt động năm 2023 sát đúng với tình hình thực tế của địa phương.

  * Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, cụ thể

- Hằng năm Ban CHQS rà soát, quản lý đăng ký nam công dân độ tuổi 17: 45 CD; từ 18 đến 25 tuổi và 26 đến 27 tuổi: 30 CD được đăng ký đầy đủ theo quy định.

- Tham mưu, phối hợp với MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể, từ xã đến thôn tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm đến mọi công dân trong độ tuổi SSNN thực hiện tốt Luật NVQS.

- Thực hiện công tác tuyển chọn đúng quy trình và quy định của Pháp luật 100% công dân có mặt ở địa phương đúng thời gian địa điểm quy định; không có công dân chống đối, chốn tránh thực hiện NVQS, năm 2021, 2022, 2023 địa phương hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân, bảo đảm số lượng, chất lượng.

- Kết quả cụ thể:

+Năm 2021: 04 nam thanh niên, hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân;

+Năm 2022: 05 nam thanh niên, hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân;

+Năm 2023: 04 nam thanh niên hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng về sức khỏe, văn hóa, tiêu chuẩn chính trị, không để bù đổi, loại trả, không có quân nhân đào bỏ ngũ, 100% thanh niên nhập ngũ đều hoàn thành tốt NVQS.

- Năm 2022 được UBND huyện tặng giấy khen cho nhân dân và cán bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

* Giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng

- Đối tượng 3: Huyện quản lý đã được bồi dưỡng được 07 đ/c, tỷ lệ 100%.

- Đối tượng 4: Huyện quản lý đã được bồi dưỡng được 16 đ/c, tỷ lệ 100%.

- Đối tượng 4: xã quản lý quân số 420 đ/c. Kết quả đến năm 2021 đã bồi dưỡng được 160 đ/c, tỷ lệ: 38%; năm 2022 Ban CHQS đã xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng được 90 đ/c toàn xã đạt 61%; năm 2023 bồi dưỡng được 100 đ/c trừ ĐV công tác xa, ốm, miễn SH) đạt 83,3%.

Tổng số LLDBĐV: 170 đ/c; SQDB: 06 đ/c, Hạng 1: 170 đ/c, Hạng 2: 300 đ/c.

- Biên chế: 52 đ/c; đơn vị Hậu cần 661: 10 đ/c, Pháo 37: 16 đ/c, Đặc công:18 đ/c.

*. Đăng ký, quản lý, huấn luyện lực lượng Dự bị động viên

- Hàng năm Ban CHQS tổ chức tiếp nhận 100% Sĩ quan, HSQ, Binh sĩ nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ được đăng ký vào ngạch DBĐV; Thực hiện Lệnh huy động tập trung kiểm tra huấn luyện SSĐV đều hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao.

- Ban CHQS xã tham mưu cho UBND xã tổ chức đăng ký 100% phương tiện kỹ thuật, kho nhà sưởng sẵn sàng cho nhiệm vụ HLSSCĐ kiểm tra động viên khi có tình huống thời chiến, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

*. Công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Hệ thống văn bản Ban CHQS xã hằng năm đều xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp hoạt động với Ban mặt trận tổ quốc xã và các ban ngành đoàn thể cùng cấp thực hiện nhiệm vụ QS, QP, phối hợp với Ban công an giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 6 tháng có sơ kết và tổng kết, hàng năm ký kết chương trình hành động chặt chẽ. (có KH, Chương trình ký kết phối hợp kèm theo)

*. Công tác chính sách

- Kết quả thực hiện Quyết định số 42: 190 đối tượng.

- Kết quả thực hiện Quyết định số 62: 260 đối tượng.

- Kết quả thực hiện Quyết định số 49: 756 đối tượng.

- Giải quyết tốt chính sách của Đảng, Nhà nước đối với LLVT hoàn thành NVQS, TB, BB, MSLĐ, nghỉ chế độ hưu trí và hậu phương quân đội.

- Không có hồ sơ tồn đọng, không vi phạm và trục lợi chính sách.

*. Tình hình an ninh chính trị

Hoàn thành các chỉ tiêu 19.1 về quốc phòng trong 3 năm 2021, 2022, 2023 giữ vững an ninh, trật tự xã hội, không có khiếu kiện đông người, vượt cấp kéo dài; không có các tổ chức phản động hoạt động trên địa bàn; không có các vụ trọng án hình sự, góp phần phát triển KTXH xây dựng nền quốc phòng địa phương vững mạnh.

*. Khen thưởng

- Năm 2020 được UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen đơn vị HTXS công tác QP-AN; Năm 2021 được UBND huyện tặng Giấy khen đơn vị HTXS công tác QP-AN; Năm 2022 được UBND huyện tặng Giấy khen đơn vị HTXS nhiệm vụ tuyển quân.

19.2. Từ năm 2020 đến nay, xã không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, phát sinh “điểm nóng”; các mâu thuẫn nhỏ trong nội bộ nhân dân được các ngành, đoàn thể địa phương và lực lượng Công an giải quyết kịp thời, đảm bảo hợp lý, hợp tình, không để dây dưa, phức tạp, kéo dài.

- Từ năm 2020-2023, tỷ lệ khu dân cư được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” đều đạt 100%.

          -  Tình hình ANTT trên địa bàn được đảm bảo; phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” được củng cố, duy trì, phát triển sâu rộng; các mô hình tự quản về ANTT trên địa bàn được duy trì hoạt động thường xuyên, đảm bảo hiệu quả.

- Xã đã ra mắt, đưa vào hoạt động, duy trì hoạt động có chất lượng cao, đạt hiệu quả tốt 02 (Hai) mô hình tự quản về ANTT: Mô hình “Cựu chiến binh xung kích xã Dân Lý  giữ gìn An ninh trật tự" và Mô hình “Camera giám sát, đảm bảo ANTT” đã được xây dựng, đưa vào hoạt động từ tháng 9/2022.

- Xã Dân Lý  không thuộc xã trọng điểm, phức tạp về ANTT, lực lượng Công an xã đảm bảo tốt nhiệm vụ ANTT tại địa bàn.

Các Nghị quyết, Thông tư liên tịch, Quy chế phối hợp, chương trình công tác giữa lực lượng Công an và các ban ngành, đoàn thể địa phương được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có chất lượng, đem lại hiệu quả.

- Lực lượng công an xã luôn được xây dựng, củng cố trong sạch, vững mạnh; không có cá nhân, tập thể vi phạm, phải xử lý kỷ luật.

c) Tự đánh giá: Đạt

V. NỢ  XÂY DỰNG CƠ BẢN

Đến nay xã Dân Lý không có nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM nâng cao.

 VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, MTTQ và các ngành, đoàn thể, tạo sự thống nhất, đồng thuận từ trên xuống dưới để xây dựng NTM theo tinh thần Nghị quyết của BCH Đảng bộ xã. Từ đó, niềm tin và sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân xã Dân Lý trong xây dựng NTM ngày càng được nâng cao; nhận thức của nhân dân được nâng lên rõ rệt, cơ sở hạ tầng nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng hiện đại, văn minh.

Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng - hiệu quả, nhất là thế mạnh của địa phương là sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng.

Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển nhanh và bền vững, nổi bật là đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, trường học, các thiết chế văn hóa, thể thao, làm thay đổi diện mạo của quê hương theo hướng khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Các công trình phúc lợi trên địa bàn xã đã được triển khai đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, hình thành mô hình sản xuất có hiệu quả. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần ch ng được đẩy mạnh. Chất lượng giáo dục ngày càng tăng, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục được duy trì và tăng lên. Công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tốt, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ngày một tăng.

Hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp. Đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng hoàn thiện cả về chính trị, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng vận động quần chúng. An ninh, trật tự xã hội tiếp tục được giữ vững và ổn định.

Phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM được nhân dân và xã hội đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ , tạo ra sức lan tỏa lớn và thật sự mang lại hiệu quả thiết thực. Trong xây dựng nông thôn mới nâng cao nâng cao phát huy được tính dân chủ đó là (dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ) và diện mạo nông thôn mới nâng cao được thay đổi theo hướng đô thị văn minh và được sự hài lòng của nhân dân.

2.  Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Trong quá trình thực hiện duy trì xây dựng NTM, thực hiện NTM Nâng cao, tuy đã đạt được các mục tiêu đề ra, nhưng trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế, đó là:

- Công tác thông tin tuyên truyền ở một số thôn chưa được sâu sát dẫn đến nhận thức của một số ít cán bộ, Đảng viên và nhân dân chưa thật sự thông suốt trong nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao ở địa phương.

- Công tác phối hợp giữa chính quyền, MTTQ, các ngành đoàn thể từ xã đến thôn có lúc có việc chưa đồng bộ, chưa thường xuyên.

- Hoạt động của các tiểu ban nông thôn mới nâng cao ở thôn chưa thật sự đồng đều. Một số đơn vị còn yếu trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân dẫn đến việc thực hiện của nhân dân có lúc có việc còn chậm so với kế hoạch.

- Nguồn thu ngân sách địa phương hạn chế, từ đó nguồn vốn đầu tư cho các hạ tầng cơ sở khó khăn, trong khi đó huy động sức đóng góp của Nhân Dân phải đảm bảo phù hợp với thu nhập và đời sống dân sinh, đúng quy định của pháp luật.

3. Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn chỉ đạo, tổ chức điều hành thực hiện duy trì các tiêu chí NTM, NTM Nâng cao, cấp uỷ, chính quyền xã Dân Lý rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một làDuy trì các tiêu chí NTM, xây dựng NTM  nâng cao là một chương trình lớn của Đảng và Nhà nước, có tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của người dân. Vì vậy phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động, để mọi người hiểu rõ mục tiêu của xây dựng NTM nâng cao là phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, dân làm, dân thụ hưởng, người dân là chủ thể trong duy trì các tiêu chí NTM, NTM Nâng cao, từ đó nhân dân tin tưởng và tích cực, tự giác thực hiện.

Hai là: Cấp uỷ Đảng, chính quyền phải chủ động triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn. Các bước tiến hành được tính toán một cách khoa học, trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trong đó xác định nhiệm vụ ưu tiên làm khâu đột phá, để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đồng thời thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và giám sát. 

Ba là: Thực hiện chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư, con em thành đạt xa quê và các doanh nghiệp có tâm huyết với địa phương, khai thác các nguồn thu tại địa phương Lấy sức dân để lo cho dân tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng thuộc nhóm không có hỗ trợ của Nhà nước.

Bốn là: Phải xác định rõ việc duy trì các tiêu chí NTM, NTM nâng cao là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó: Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý điều hành của chính quyền, công tác phối kết hợp của MTTQ, các tổ chức đoàn thể và tinh thần trách nhiệm của cán bộ đảng viên, phát huy tính chủ động và tích cực, sáng tạo của người dân, đa dạng hóa các nguồn lực, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất cùng thực hiện.

VII. KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO

1. Quan điểm

Tiếp tục chỉ đạo toàn dân nâng cao chất lượng các tiêu chí cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Đất nước một cách toàn diện và bền vững, đặc biệt quan tâm chỉ tiêu phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho người dân. Với tinh thần “Dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, công sức đóng góp của Nhân dân vô cùng to lớn, sự hưởng ứng và đồng tình của cán bộ và Nhân dân trong xã sẽ tạo một sự đột phá trong các chương trình, mục tiêu của xã. Phát huy dân chủ, xây dựng cơ sở vững mạnh, toàn diện, đảm bảo tốt an ninh chính trị an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật và ban hành các quy ước, hương ước của địa phương để Nhân dân thực hiện.  Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, vai trò điều hành của chính quyền và chất lượng đội ngũ cán bộ là tiền đề thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trịxã hội của xã. Thực hiện tốt công tác duy trì và phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, công tác giáo dục, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân và nâng cao chất lượng các danh hiệu bình xét hàng năm. Tiếp tục giữ vững và phát triển danh hiệu xã văn hóa nông thôn mới nâng cao; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

- Nâng cao chất lượng tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;

- Xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu nhằm đảm bảo xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững; có kinh tế phát triển; hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng hiện đại, phù hợp; môi trường sinh thái trong lành; bản sắc văn hóa làng quê được giữ gìn và  phát huy; an ninh trật tự xã hội đảm bảo; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, nhân dân hài lòng và đồng tình ủng hộ 

- Xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu phải là xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đạt đầy đủ các nội dung theo quy định được ban hành tại Quyết định số 33/2022/QĐ- UBND ngày 10/8/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

Dự kiến, đến năm 2025, phấn đấu sẽ đạt một số chỉ tiêu chủ yếu như sau:

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 78 triệu đồng.

- Tỷ lệ số thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025 đạt 50%.

- Tỷ lệ dân số tham gia BHYT trên tổng dân số năm 2025 đạt 98%.

- Tỷ lệ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn đến năm 2025 đạt 100%.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm phòng hàng năm đạt 100%.

- Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh năm 2025 ổn định 100%, trong đó, được dùng nước sạch tập trung đạt 85% trở lên.

- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý đến năm 2025 đạt 100%.

3. Nội dung, giải pháp

3.1. Nội dung:

3.1.2.  Đối với xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu

- Tiếp tục rà soát, đánh giá hiện trạng xây dựng nông thôn mới nâng cao của xã để đề ra lộ trình, kế hoạch hoàn chỉnh các tiêu chí. Phấn đấu hoàn thành xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2024-2030 và duy trì nâng cao các tiêu chí xã trong các năm tiếp theo.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

3.1.3. Đối với các thôn xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu

- Hàng năm rà soát, đánh giá, lựa chọn các thôn để xây dựng thôn  nông thôn mới kiểu mẫu theo Quyết định quy định tiêu chí của UBND tỉnh công nhận thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2022-2025 để có lộ trình kế hoạch cho các thôn phấn đấu hoàn thành thôn NTM kiểu mẫu

- Các thôn xây dựng kế hoạch cụ thể nâng cao chất lượng từng tiêu chí, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu theo từng giai đoạn

3.1.4. Nội dung cụ thể thực hiện từng tiêu chí

- Tập trung nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu nông thôn; Thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; Tiếp tục nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường; Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; Giữ vững quốc phòng và an ninh, trật tự xã hội nông thôn.

- Về phát triển kinh tế nâng cao thu nhập: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng công nghiệp trong nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa gắn phát triển chăn nuôi theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường. Quy hoạch vùng sản xuất thực hiện cơ giới hóa đồng bộ và thực hiện chuyển đổi đất hoa màu sang chuyên màu, tổ chức sản xuất vùng lúa năng xuất, chất lượng, hiệu quả; xây dựng vùng sản xuất rau an toàn có thương hiệu sản phẩm của địa phương và thu hút các chính sách đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xuất khẩu lao động, đào tạo và du nhập các nghề mới.

- Về công tác văn hóa- xã hội: Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá trên các lĩnh vực giáo dục,các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, y tế kế hoạch hoá gia đình, xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Tăng cường công tác tuyên truyền và giám sát đôn đốc các thôn hoàn thành, nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.

 - Về công tác Quốc phòng - an ninh: hông ngừng củng cố lực lượng quốc phòng - an ninh và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ an ninh trật tự, tổ an toàn xã hội, đảm bảo chỉ tiêu giao quân. Phát huy dân chủ, xây dựng cơ sở vững mạnh, toàn diện, bảo đảm tốt an ninh chính trị an toàn xã hội, giữ vững k cương pháp luật.

- Về xây dựng cơ sở vật chất: Rà soát soát hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo trì, nâng cấp các công trình có dấu hiệu xuống cấp để từng bước hoàn thiện đồng bộ hệ thống các công trình (giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa…). Nâng cao chất lượng công tác dạy và học, chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao.

 - Về công tác xây dựng hệ thống chính trị: Xây dựng hệ thống chính trị tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao hiệu quả, hiệu lực về quản lý Nhà nước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể tuyên truyền, vận động Nhân dân tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.

3.2. Giải pháp

Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cánh quyết  liệt, tạo chuyển biến rõ nét theo từng thôn. Chủ động rà soát, xây dựng khung kế hoạch cụ thể thực hiện xây dựng xã, thôn NTM kiểu mẫu trên địa bàn xã giai đoạn 2022 – 2025.

Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới đi vào chất lượng, chiều sâu, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Tiếp tục ưu tin xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu; quan tâm các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh trật tự an toàn xã hội.

Phố biến, quán triệt sâu sắc về đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM, để từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các cơ quan, doanh nghiệp và mọi người dân tiếp tục hiểu đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM trong thời kỳ mới.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững, chú trọng khai thác được lợi thế của địa phương

Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn; phát triển giáo dục, y tế, văn hóa; củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; tập trung huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng – xã hội ở nông thôn; quan tâm tập huấn tăng cường bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới xã, thôn để nâng cao hiệu công tác tham mưu; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao của Xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, kính trình Văn phòng Điều phối NTM huyện Triệu Sơn, Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Triệu Sơn, UBND huyện Triệu Sơn, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao tỉnh Thanh Hóa, các Sở, ban ngành thẩm tra, thẩm định và xét công nhận xã Dân Lý đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới nâng cao năm 2023./.

 Trung Kiên - CVH

Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao của xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 21/12/2023 15:27:21 (GMT+7)

 Xã Dân Lý nằm ở cửa ngõ phía đông của huyện Triệu Sơn, có hệ thống đường giao thông nối với Quốc Lộ 47 và tỉnh lộ 514.

Vị trí địa lý: Phía Đông giáp với huyện Đông Sơn; phía Nam giáp với xã Tiến Nông, Nông Trường; phía Tây giáp với Thị Trấn Triệu Sơn; phía Bắc giáp với xã Dân Quyền.

Xã có tổng diện tích: 674,61 ha, toàn xã có 2.256 hộ, 8.368 khẩu, có 8 đơn vị thôn (trước khi sáp nhập là 15 thôn). Đảng bộ xã  có 15 chi bộ, tổng số 419 đảng viên.

Ngành nghề sản xuất chính là công nghiệp - xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Cơ cấu kinh tế ngành: Nông nghiệp chiếm 11,4%, công nghiệp-xây dựng chiếm 43,5%, thương mại-dịch vụ chiếm 45,1%.

 2. Thuận lợi

   Trong suốt quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nâng cao, xã Dân Lý luôn nhận được sự quan tâm lãnh của tỉnh, của Huyện ủy, UBND huyện Triệu Sơn và sự hướng dẫn của các cấp, các ngành; đồng thời được thụ hưởng đầy đủ các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về: Chính sách an sinh xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó là sự đồng thuận, trách nhiệm với nhiệm vụ và thống nhất cao của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân trong xã, là những thuận lợi để cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Dân Lý có quyết tâm cao trong việc đăng ký và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Với truyền thống lịch sử và văn hóa của địa phương, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân xã Dân Lý luôn anh dũng trong cuộc chiến đấu để giành độc lập, bảo vệ quê hương; luôn cần cù, lao động sáng tạo để xây dựng đất nước. Tiếp tục phát huy truyền thống đã dựng xây, cùng với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Dân Lý đã quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn; luôn coi phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống, tinh thần đại đoàn kết toàn dân để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

   3. Khó khăn

- Tình hình kinh tế chung của thế giới và trong nước suy thoái đã tác động đến quá trình tổ chức bán đấu giá đất chậm, kết quả đấu giá không cao; tỷ lệ điều tiết phân bổ cho xã thấp do vậy khó khăn về huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các hạng mục công trình.

- Từ khi xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2018 đến nay, có nhiều tiêu chí đã xuống cấp và cần đến nguồn kinh phí đầu tư rất lớn để hoàn thiện, đặc biệt là tiêu chí Giao thông, tiêu chí Cơ cở vật chất văn hóa (trung tâm hội nghị, sân vận động xã, nhà văn hóa các thôn) chưa đủ các thiết chế văn hóa theo quy định của tiêu chí.

- Một bộ phận nhân dân có tư tưởng ỷ lại, trông chờ nguồn đầu tư của nhà nước, chưa chủ động, tích cực trong chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao và thôn kiểu mẫu.

II. CĂN CỨ ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

- Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

          - Căn cứ Quyết định 18/2022/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 về việc ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới Nâng cao và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025;

- Căn cứ Quyết định số 32/2022/QĐ- UBND ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025;Quyết định số 33/2022/QĐ- UBND ngày 10/8/2022 về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025;

III. KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÂY DỰNG NTM NÂNG CAO

1.     Công tác chỉ đạo, điều hành

 Ý thức được vai trò, trách nhiệm và ý nghĩa của chương trình xây dựng xã NTM nâng cao năm 2023, ngay từ khi triển khai thực hiện, nội dung chương trình xây dựng NTM nâng cao đã được đưa vào một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.

- Đảng ủy đã ban hành 05 văn bản, gồm: quyết định số 64-QĐ/ĐU về việc kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình Xây dựng Nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 31- QĐ/ĐU về việc Phân công nhiệm vụ chỉ đạo, phụ trách Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao xã Dân Lý năm 2023; Nghị quyết số 13-NQ/ĐU về thực hiện Đề án số 01/ĐA-UBND của UBND xã; Nghị quyết số 14-NQ/ĐU về thực hiện Đề án số 02/ĐA-UBND của UBND xã; Nghị quyết số 22-NQ/ĐU về Phương hướng nhiệm vụ năm 2023. 

- HĐND xã đã ban hành 03 văn bản, gồm: Nghị quyết số 23/NQ-HĐND, Phê duyệt kinh phí thực hiện Đề án số 01/ĐA-UBND của UBND xã; Nghị quyết số 24/NQ-HĐND, Phê duyệt kinh phí thực hiện Đề án 02/ĐA-UBND của UBND xã; Nghị quyết số 44/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội năm 2023.

          - UBND xã đã ban hành 05 văn bản, gồm: Đề án số 01-ĐA/UBND ngày  06/01/2022 về Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo và tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã Dân Lý; Đề án 02/ĐA-UBND, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp xây dựng nhà văn hóa và các thiết chế văn hóa cơ sở thôn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã Dân Lý; Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 03/01/2023 về việc hoàn thiện các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Đối với thôn: 08/08 thôn đã kiện toàn Ban phát triển thôn.

2. Ban hành cơ chế, chính sách

2.1. Về giao thông: Tổ chức thực hiện Đề án số 01-ĐA/UBND ngày  06/01/2022 của UBND xã về Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo và tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã Dân Lý.

2.2. Về xây dựng nhà văn hóa và thiết chế văn hóa: Tổ chức thực hiện Đề án số 02/ĐA-UBND ngày 06/01/2022 của UBND xã về Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp xây dựng nhà văn hóa và các thiết chế văn hóa cơ sở thôn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã Dân Lý.

3 Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn

a. Truyền thông

Bằng các biện pháp tuyên truyền, các đồng chí Thường trực Đảng ủy, Đảng ủy viên đều phải trực tiếp xuống đến từng ngõ xóm để họp dân, làm rõ với nhân dân về chủ trương, kế hoạch, cơ chế hố trợ của xã để nhân dân đồng thuận tổ chức thực hiện. Với sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã đã thực hiện chính sách đa dạng hóa các nguồn vốn trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, lồng ghép các nguồn vốn, dự án hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, kêu gọi sự đầu tư hỗ trợ của các doanh nghiệp. Đồng thời kêu gọi sự đóng góp của nhân dân thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, các khoản đóng góp được đưa ra bàn bạc, thống nhất theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, công khai.

     Đảng ủy, UBND xã, BCĐ xây dựng NTM NC xã đã tổ chức triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ và Nhân dân trong toàn xã thông qua các hội nghị của Đảng ủy, UBND xã, MTTQ, các ngành, đoàn thể, các thôn, các hội nghị từ xã đến thôn, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn. Vận động Nhân dân tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới như: hiến đất mở rộng đường, phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững; Hội nông dân, Hội phụ nữ phát động phong trào 5 không 3 sạch, Đoàn TN với phong trào Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc,  Phong trào Ngày chủ nhật xanh Hội cựu chiến binh phong trào Anh bộ đội cụ Hồ trong trận tuyến mới. Các hội còn phát động xây dựng nhiều mô hình như  Thu gom chất thải nhựa đổi nhu yếu phẩm, Vườn sạch nhà đẹp ... để giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

b. Đào tạo, tập huấn:

Ban chỉ đạo xã phối hợp với các đơn vị có liên quan mở các lớp tập huấn cho thành viên Ban chỉ đạo xã và Ban phát triển thôn, đảm bảo theo đúng quy định và đã thu được nhiều kết quả trong chỉ đạo về xây dựng NTM nâng cao; nội dung tập huấn bám sát các văn bản hướng dẫn, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM nâng cao. Tổ chức các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng NTM nâng cao ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.

UBND xã Dân Lý  đã tổ chức hội nghị triển khai nội dung quy định mới về việc thực hiện Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025.

 Ngoài ra Ban chỉ đạo xã còn tập huấn cho các đơn vị thôn về công tác xây dựng kế hoạch thực hiện, xây dựng phương án thu đóng góp xây dựng NTM cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và năng lực tài chính của Nhân dân. Tổ chức thực hiện Nghị quyết 12-NQ/HU của BCH Huyện ủy về vận động nhân dân hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Triệu Sơn giai đoạn 2022 – 2025.

4. Phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Phát triển sản xuất nông nghiệp

  Với quan điểm xây dựng NTM nâng cao phải bắt đầu từ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân để tạo nguồn lực đóng góp của nhân dân, "lấy sức dân để lo cho dân", "nhân dân là chủ thể trong việc xây dựng NTM" và nhân dân là người trực tiếp hưởng thụ. Trong những năm qua địa phương ưu tiên phát triển ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp - chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, đưa cây trồng có giá trị thu nhập kinh tế cao vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, gia trại…

Để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, trong những năm qua địa phương đã tích cực du nhập, nhân rộng và phát triển các mô hình sản xuất mới, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, đưa các loại cây trồng vật nuôi có hiệu quả cao vào sản xuất. Về lĩnh vực trồng trọt, địa phương đã quy hoạch thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa năng suất chất lượng hiệu quả cao bằng các loại giống lúa lai, lúa thuần năng suất chất lượng cao, đạt chuẩn VIETGAP. Vận động Nhân dân chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

b) Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn.

          Năm 2023, tốc độ phát triển kinh tế ước đạt 12% trở lên. Tổng giá trị thu nhập ước đạt 531 tỷ đồng. Tổng lương thực ước đạt 4.575 tấn. Trong đó: nông nghiệp chiếm: 11,4%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm: 43,5%, dịch vụ thương mại chiếm:  45,1%.

Cơ cấu các ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Hoạt động thương mại dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ phù hợp với cơ chế thị trường. Đến nay, toàn xã364 hộ sản xuất, kinh doanh cá thể và 20 doanh nghiệp; một số doanh nghiệp có sản lượng sản phẩm tăng cao so với cùng kỳ như: may mặc quần áo các loại, may túi siêu thị xuất khẩu, ván ép các loại, vật liệu xây dựng …

Ngoài ra trong xã còn có các cơ sở ngành nghề khác như làm bún, đồ gỗ mỹ nghệ, sản xuất ván ép, 02 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (rượu gạp nếp và rượu gạo tẻ Tân Tuyết) … đem lại nguồn thu nhập thường xuyên cho nhân dân.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngành nghề, khuyến khích, động viên các thành phần kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền về xuất khẩu lao động tại các nước, đến nay đã có 626 lao động xuất khẩu tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan ... Năm 2023, xã có 142 lao động xuất khẩu, mang lại thu nhập trung bình hằng tháng khoảng 18 tỷ đồng/tháng.

c) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm, ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (Từ trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống …)

Người dân luôn được tạo điều kiện về môi trường sống, làm việc để nâng cao thu nhập, quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội, để giảm nghèo và thoát nghèo bền vững. Thu nhập bình quân đầu người: Năm 2021 đạt 51,2 triệu đồng/người/năm; năm 2022  đạt 56,8 triệu đồng/người/ năm; năm 2023, uớc đạt 62,58 triệu đồng/người/ năm;

Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo: 1,24%, hộ cận nghèo: 4,39%; Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo: 0,8%, hộ cận nghèo: 2,08%; Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn: 0,48%, hộ cận nghèo: 1,24%.

    5. Kết quả huy động nguồn lực thuộc chương trình NTM nâng cao (ngân sách TW, tỉnh, huyện, xã, khác) giai đoạn 2018-2023.

Tổng kinh phí đã thực hiện:                     383.203 triệu đồng. Trong đó:

-Ngân sách trung ương, tỉnh:                        5.700 triệu đồng, chiếm 1,49 %

-Ngân sách huyện:                                         5.206 triệu đồng, chiếm 1,36 %

-Ngân sách xã:                                           46.697 triệu đồng, chiếm 12,19  %

- Doanh nghiệp, HTX:                                 10.250 triệu đồng, chiếm 2,67 %

- Huy động nguồn lực từ nhân dân           315.350 triệu đồng, chiếm 82,29 %

Trong đó:

 + Đóng góp bằng tiền, hiện vật, ngày công, hiến đất để xây dựng công trình phúc lợi địa phương 25.750 triệu đồng, chiếm 8,17 %

+ Xây dựng, cải tạo nhà cửa, công trình phụ của nhân dân 289.600 triệu đồng chiếm 91,83 %.

    IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ NTM NÂNG CAO

* Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, tại Quyết định số: 1091/UBND  ngày 28/3/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công nhận xã Đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2018 (đợt 4) cho các xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

* Kết quả thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao:

Xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn các tiêu chí NTM nâng cao theo quy định là: 19/19 tiêu chí, đạt 100%, cụ thể:

1. Tiêu chí số 1: Quy Hoạch

         a) Yêu cầu tiêu chí:

1.1: Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch (Đạt)

1.2: Có Quy định quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn; tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch (Đạt)

1.3: Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên (Đạt)

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Xã Dân Lý được UBND huyện Triệu Sơn phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn đến năm 2020 tại Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 25/6/2012. Năm 2016 xã Dân Lý được UBND tỉnh Thanh Hoá Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025 tại Quyết định số 4494/QĐ-UBND ngày 21/11/2016.

Theo Quyết định số 4647/QĐ-UBND ngày 30/10/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu dân cư mới kết hợp dịch vụ thương mại tổng hợp tại đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn; Xã Dân lý được định hướng phát triển thành đô thị, do đó toàn bộ xã Dân lý được quy hoạch với chức năng xây dựng đô thị gắn kết chung với việc phát triển đô thị của các khu vực lân cận và toàn thị xã (không còn định hướng phát triển nông thôn), do đó việc thực hiện Quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn là không phù hợp.

1.2. Có quy chế quản lý  và  tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

+ Trên cơ sở Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn đến năm 2020 và Quy hoạch chung đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đên năm 2025. UBND xã Dân Lý đã tổ chức công khai Quy hoạch chung đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tại hội nghị công bố quy hoạch và trên các phương tiện truyền thông; thực hiện niêm yết quy hoạch tại trụ sở UBND xã, trung tâm văn hóa xã; các nhà văn h a thôn và các địa điểm công cộng khác.

+ Trên cơ sở Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đên năm 2025, UBND xã Dân Lý đã tổ chức rà soát các mốc giới đã cắm trên địa bàn xã, bổ sung, điều chỉnh các vị trí cắm mốc theo Quy hoạch chung đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đên năm 2025 được duyệt theo Kế hoạch cắm mốc và phương án cắm mốc đã được UBND xã Dân Lý duyệt.

+ Trên cơ sở nội dung quyết định số 3384/QĐ- UBND ngày 31/12/2012 của UBND huyện Triệu Sơn về việc phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch nông thôn mới xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn đến năm 2020.

          - Công các cắm mốc giới quy hoạch: UBND thị xã Dân Lý đã thực hiện công tác cắm mốc giới cho một số khu chức năng trên địa bàn xã Dân lý, chủ yếu là các khu dân cư đô thị.

- UBND thị xã Dân Lý đã thực hiện triển khai công tác quản lý về trật tự xây dựng, hướng dẫn thủ tục trình UBND Huyện cấp GPXD cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở (nội dung GPXD đã kiểm tra sự phù hợp với quy hoạch chi tiết đô thị đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng). Công trình xây dựng hiện có phù hợp với quy hoạch đô thị nhưng chưa phù hợp về kiến trúc thì được tồn tại theo hiện trạng; trường hợp cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình thì phải bảo đảm yêu cầu về kiến trúc theo quy định của pháp luật.  Đối công trình xây dựng hiện có không phù hợp với quy hoạch đô thị thì phải di dời theo kế hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch đô thị. Trong thời gian chưa di dời, nếu chủ công trình có nhu cầu cải tạo, nâng cấp sửa chữa thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Cung cấp các thông tin quy hoạch trong khu vực cho tổ chức cá nhân có nhu cầu.

          1.3. Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên.

Trên cơ sở Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đên năm 2025 đã được phê duyệt, UBND huyện Triệu Sơn đã triển khai lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng quy hoạch chung như: Khu dân cư mới kết hợp dịch vụ thương mại tổng hợp tại đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn được Chủ  tịch UBND huyện Triệu Sơn Phê duyệt tại Quyết định số 4704/QĐ-UBND ngày 27/8/2021.

- Các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới nằm trong khu vực quy hoạch đô thị Thiều đã và đang thực hiện, gồm:

c) Tự đánh giá: Đạt

2. Tiêu chí số 2: Giao thông

a) Yêu cầu của tiêu chí:

2.1: Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) theo quy định: 100% được bảo trì hàng năm, được bê tông hoá hoặc nhựa hoá, có chiều rộng mặt đường ≥4,5m, chiều rộng nền đường ≥6,5m (trong đó: ≥60% đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết theo quy định).

2.2: Tỷ lệ đường thôn, bản và đường liên thôn, bản được cứng hóa và bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) theo quy định: 100% được cứng hóa và bảo trì hàng năm (trong đó ≥80% bê tông hóa hoặc nhựa hóa đạt chiều rộng mặt đường ≥3,0m, chiều rộng nền đường ≥4,0m và ≥50% đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết theo quy định).

2.3: Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp: ≥90%. (trong đó: ≥80% bê tông hóa hoặc nhựa hóa đạt chiều rộng mặt đường ≥3,0m, chiều rộng nền đường ≥4,0m).

2.4: Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa đạt 100% (trong đó: ≥70% bê tông hóa đạt chiều rộng mặt đường ≥3,0m, chiều rộng nền đường ≥4,0m).

b) Kết quả  thực hiện tiêu chí:

2.1. Xã không có tuyến đường xã: Năm 2019 xã Dân Lý được công nhận xã đạt chuẩn NTM tại Quyết định số 1091/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 (đợt 4), trong đó xã Dân Lý có 01 tuyến đường xã là tuyến đường đê Sông Hoàng đi xã Tiến Nông có chiều dài 4,2 km. Hiện nay, tuyến đường xã từ đê Sông Hoàng đi xã Tiến Nông đã được nâng cấp lên đường huyện (ĐH2), nên hiện tại trên địa bàn xã Dân Lý không có tuyến đường xã.

2.2. Các tuyến đường trục thôn gồm 17 tuyến có tổng chiều dài là 9,593km, tỷ lệ đường trục thôn đạt chuẩn nền đường tối thiểu Bn≥4,0m; mặt đường tối thiểu Bm≥3,0m là 9,12/9,593km đạt tỷ lệ 95%; các hạng mục cần thiết như rãnh thoát nước, gờ giảm tốc, cây xanh là 7,230/9,593km đạt tỷ lệ 75,3%.

2.3. Các tuyến đường ngõ, xóm gồm 113 tuyến c tổng chiều dài là 24,269km, tỷ lệ đường ngõ, x m đạt chuẩn nền đường tối thiểu Bn≥4,0m; mặt đường tối thiểu Bm≥3,0m là 21,56/24,269km đạt tỷ lệ 88,8%.

Đảm bảo 100% sạch và không lầy lội vào mùa mưa; chiều rộng nền đường tối thiểu 4,0m, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,0m (trường hợp bất khả kháng nền đường tối thiểu 3,0m, mặt đường tối thiểu 2,0m); Với đường dân sinh chủ yếu phục vụ đi lại của người dân giữa các cụm dân cư và các hộ gia đình không có ô tô chạy nền đường tối thiểu 2,0m, mặt đường tối thiểu 1,5m.

2.4. Đường trục chính nội đồng có chiều dài 19,420 km, đảm bảo 100% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, trong đó 13,605 km/19,420 km  đạt chuẩn, tỷ lệ: 70,06% đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, chiều rộng nền đường tối thiểu 4,0m, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,0m.

c) Tự đánh giá: Đạt

3. Tiêu chí số 3:  Về Thủy lợi và phòng chống thiên tai

a) Yêu cầu của tiêu chí:

3.1: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động ≥ 90%.

3.2: Có ít nhất 01 tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững.

 3.3: Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ≥20%.

3.4: Có 100% số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm.

3.5: Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi.

3.6: Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động:

- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động:

Ttưới =  (S1/S) *100 = (738,9/803 )ha * 100 = 92 %

Trong đó:

+ Ttưới: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động (92%)

+ S1: Diện tích gieo trồng cả năm thực tế được tưới chủ động  738,9 ha.

+ S: Diện tích gieo trồng cả năm cần tưới chủ động theo kế hoạch 803 ha.

- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động:

Ttiêu =    (F1/F)*100 = ( 620,5/659,03 )ha* 100 =  94,1 %

Trong đó:

+ F1:  Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động là: 620,5 ha .

+ F:  Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp cần tiêu là:        659,03 ha.

+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu nhưng chưa chưa chủ động là: 38,53 ha.

- Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản được cấp thoát nước chủ động:

Tk =  (K1/K)*100 =  (8,85/8,85)ha * 100 = 100 %

+ Tk: Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản được cấp, thoát nước chủ động 100%.

+ K1: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản thực tế được cấp, tiêu thoát nước đảm bảo 8,85 ha.

+ K: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản cần cấp, thoát nước theo kế hoạch 8,85 ha.

3.2. Có ít nhất 01 tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững

Xã có 01 hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. (Giấy chứng nhận số:

 HTX có điều lệ và được trên 100% số thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở thông qua và UBND cấp xã xác nhận. HTX DVNN xã Dân Lý  hoạt động theo phương thức dịch vụ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, thực hiện theo điều lệ và Nghị quyết của đại hội HTX. Hàng năm, HTX đều xây dựng phương án hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo mang lại hiệu quả cao. Ngành nghề kinh doanh phục vụ các khâu như: Dịch vụ thủy lợi, kênh mương; dịch vụ làm đất, gieo cấy theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; dịch vụ cung ứng giống, phân bón, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ dự báo, dự tính các sâu, bệnh trên các loại cây trồng; dịch vụ bao tiêu sản phẩm lúa. Toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở.

Tổ chức bộ máy, người vận hành của tổ chức thủy lợi cơ sở đảm bảo đáp ứng năng lực theo quy định.

3.3. Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (đạt khi ≥ 20%)

* Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước được tính bằng diện tích đất trồng cây trồng chủ lực (của các vụ trong năm) thực tế áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên tổng diện tích đất trồng cây trồng chủ lực theo quy hoạch/kế hoạch của xã:

- Đối với cây trồng chủ lực trên địa bàn xã Dân Lý là cây lúa, được áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến tại địa phương bằng hình thức Nông - Lộ - Phơi/ướt khô xen kẽ… đạt tỷ lệ 100%. 3.2. Kết quả đánh giá:

- Đối với cây lúa: Tỷ lệ (%) = S1/S*100 = (694,9/725)*100 = 95,8% ( yêu cầu chỉ tiêu: ≥ 20%) đánh giá đạt.

3.4. Có 100% số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm.

a) Tất cả công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đều có kế hoạch và được bảo trì hàng năm.

Kế hoạch bảo trì thể hiện một số công việc chính như: Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ các hạng mục công trình thủy lợi, trong đó có dự kiến về thời gian, kinh phí, hình thức tổ chức thực hiện.

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì đảm bảo đạt 100% so với kế hoạch:

- Các đợt bảo trì đều báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra thường xuyên, trước và sau mùa mưa, kiểm tra ngay sau khi có mưa, lũ lớn.

- Luôn sử dụng lao động, vật liệu thực hiện bảo dưỡng các hạng mục theo kế hoạch.

- Các hạng mục công trình được sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ đạt 100% so với kế hoạch. Sửa chữa theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng hoặc theo cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025.

- Các sự cố, hư hỏng của công trình, máy móc thiết bị bị ảnh hưởng tác động bởi thiên tai được xử lý sửa chữa đột xuất kịp thời.

3.5. Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi.

Luôn quán triệt, tuyên truyền thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn nước thải, tổ chức quản lý nguồn nước thải trên địa bàn theo thẩm quyền, không để xảy ra vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi.

3.6. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ:

Xã Dân Lý có 3,9 đê sông Hoàng (đê cấp IV) đi qua địa bàn xã, gồm đê hữu sông Hoàng đoạn từ K8+508-K12+408, do UBND xã quản lý. Xã Dân Lý đạt mức “Khá” các các nội dung của tiêu chí 3.6 về đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng, chống thiên tai tại chỗ.

Kết quả đánh giá: 87 điểm, đạt yêu cầu.

c) Tự đánh giá: Đạt

4. Tiêu chí số 4: Điện

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định đạt ≥ 99%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

* Hiện nay, hệ thống điện của xã do Điện lực Triệu Sơn vận hành lưới điện trung áp và lưới điện hạ áp.

Trên địa bàn xã Dân Lý hệ thống điện bao gồm: các nguồn từ lưới điện quốc gia, hệ thống các trạm biến áp phân phối, các đường dây trung áp, các đường dây hạ áp, đồng hồ đo đếm phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

Toàn xã đã có 11 trạm biến áp, tổng công suất 2.580 KVA, có 41,085 km đường dây hạ áp phần lớn là dây bọc mới thay mới đảm bảo an toàn về kỹ thuật, đường dây trung thế dài 5,28 km đảm bảo chất lượng theo quy định. (có phụ lục chi tiết kèm theo)

* Đạt tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn:

  - Đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình.

  - Tỷ lệ số hộ sử dụng điện thường xuyên 2.256 hộ/2.256 hộ, tỷ lệ: 100%.

  - Hệ thống điện ngoài nhà đạt các tiêu chí theo phương pháp đánh giá của Bộ Công thương.

  - Hệ thống điện trong nhà của các hộ dùng điện có: bảng điện tổng có cầu chì (hoặc aptomat), công tắc, ổ căm đặt cố định trên tường (hoặc khung nhà) đảm bảo cách điện; dây điện sử dụng loại có vỏ cách điện có xuất sứ hàng hóa, dây điện được cố định trên tường hoặc khung nhà , đảm bảo an toàn cho việc đi lại, sinh hoạt của con người.

+ Hệ thống điện đảm bảo, an toàn không  xảy ra chết người, mất điện kéo dài trong mùa mưa bão

- Trạm biến áp phân phối:

+ Có hệ thống tiếp địa trạm đảm bảo theo quy định hiện hành

+ Đảm bảo về nguồn cung cấp và chất lượng điện cho người dân

+ Số công tơ đo đếm điện năng cho nhân dân còn trong thời gian kiểm định, đảm bảo quy định hiện hành.

+ Đảm bảo về nguồn cung cấp chất lượng đất cho người dân

+ Số công tơ đo đếm điện năng cho nhân dân còn trong thời gian

- Kiểm định, đảm bảo quy định hiện hành.

+ Cột trạm được  thiết kế là cột bê tông ly tâm, móng cột bê tông, các xà giá máy đỡ biến áp, thang trèo …. Được mạ kẽm nhúng nóng theo quy định đông dân cư:  hiện hành.

- Đường dây hạ áp

+ Khoảng cách thẳng đứng đến mặt đất tự nhiên khu vực đông dân cư: > 7,5m cơ bản đảm bảo theo quy định.hiện hành.

+ Khoảng cách đến mặt đường ô tô: > 7,5m

+ Có hệ thống tiếp đất

-         Hệ thống công tơ điện và dây dẫn vệ các hộ gia đình

+ Hòm đựng công tơ: dùng để đạt công tơ, đảm bảo tiêu chuẩn

+ Công tơ điện: dùng cho các hộ gia đình,đã được đảm bảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền

+ Dây nối dẫn các hộ dân: Phần lớn là dây tơ, đảm bảo về chất lượng dẫn điện và an toàn điện.

UBND xã Dân Lý hiện đúng quy định quá trình sử dụng điện, không có khiếu nại, khiếu kiện và mất an toàn về điện trong thời gian qua.

- Toàn xã có 2.256 hộ/2.256 hộ, tỷ lệ: 100% số hộ thanh toán điện tử và sử dụng thường xuyên, an toàn, tin cậy và ổn định; đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

c) Tự đánh giá: Đạt

5. Tiêu chí số 5: Về Giáo Dục

a) Yêu cầu của tiêu chí:

5.1: Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS, hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và có ít nhất 01 trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 đạt 100%.

5.2: Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

 5.3: Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS mức độ 3.

5.4: Đạt chuẩn xóa mù chữ

5.5: Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp loại khá.

5.6: Có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

5.1. Xã có 3 trường ở 3 cấp học, trong đó:

- Trường Mầm non: Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I  theo Quyết định số 3046/UBND ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Trường Tiểu học: Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II  theo Quyết định số 57/UBND ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Trường THCS: Trường đạt chuẩn Quốc gia theo Quyết định số 1808/UBND ngày 29 tháng  5 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

5.2. Xã luôn thực hiện tốt việc duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

- Năm 2021: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo Quyết định số 6906/QĐ-UBND Ngày 05 tháng 11 năm 2021 của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn.

- Năm 2022: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo Quyết định số 4352/QĐ-UBND Ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, chi tiết như sau:

+ Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 100% (129/129);

+ Tỷ lệ trẻ 6 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100% (136/136);

5.3. Xã đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS: mức độ 3, theo Quyết định số: 4352/QĐ-UBND Ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, chi tiết như sau:

- Phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, cụ thể:

+ Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% (136/136);

+ Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình GDTH đạt 98,5% (508/511);

- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, cụ thể:

+ Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS đạt 96,6% (415/432);

+ Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15-18 tuổi đang học chương trình GDPT hoặc GDTX cấp THPT hoặc GDNN đạt 91,08% (378/415);

5.4. Đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Đạt chuẩn xóa mù chữ Mức độ 2 theo Quyết định số: 4352/QĐ-UBND Ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, chi tiết như sau:

+ Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-25 được công nhận biết chữ đạt 100% (1198/1198);

+ Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-35 được công nhận biết chữ đạt 100% (2735/2735);

+ Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-60 được công nhận biết chữ đạt 99,37% (4089/4115);

 5.5. Với sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đến sự nghiệp giáo dục, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội nên công tác xã hội học tập thường xuyên được đẩy mạnh, trở thành phong trào thi đua trong toàn xã, toàn thôn, các dòng họ, gia đình. Trong năm học 2022- 2023, xã đã thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các trường học với UBND xã trong việc chỉ đạo điều tra nhu cầu học tập của Nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm HTCĐ. Trung tâm hoạt động theo phương thức đẩy mạnh công tác phối hợp dựa vào yêu cầu thực tiễn cần tuyên truyền, học tập tìm hiểu như: Tuyên truyền các ngày lễ ngày kỷ niệm của địa phương và đất nước, tuyên truyền về giáo dục sức khoẻ, phương pháp chống các bệnh dịch (Cúm A, Đậu mùa, sốt xuất huyết, tả lợn, cúm gia cầm….).

Đặc biệt, trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, TTHTCĐ phối hợp, đấu mối với các cơ quan, doanh nghiệp để tổ chức dạy nghề như kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm, giáo dục pháp luật, tin học, chuyển đổi số … Đến nay, tổng số lớp: 12 lớp nghề qua đào tạo của xã, lao động được cấp văn bằng, chứng chỉ: là 130 người. Năm học 2022- 2023, Trung tâm đã mở được 25 chuyên đề (25 lớp) với 1.896 lượt người tham gia. Cụ thể: 9 chuyên đề thời sự chính trị pháp luật, 01 chuyên đề tin học-ngoại ngữ, 4 chuyên đề Khoa học kỹ thuật, 03 chuyên đề Hướng nghiệp, dạy nghề và 5 chuyên đề nâng cao chất lượng cuộc sống, 03 chuyên đề về chuyển đổi số.

Trung tâm Học tập cộng đồng hoạt động được đánh giá, xếp loại Tốt hằng năm, theo Quyết định số:1660/QĐ-BCĐ ngày 28/4/2021 của UBND huyện Triệu Sơn về việc công nhận kết quả đánh giá, xếp loại trung tâm học tập cộng đồng, “Cộng đồng học tập” xã, thị trấn năm 2021.

 5.6. có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền: Xã xây dựng (hoặc phê duyệt) và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch theo hướng xã hội hóa về mô hình giáo dục thể chất cho học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm văn hóa từng dân tộc, lứa tuổi của học sinh: Dạy bơi trong dịp hè hàng năm; nhảy dân vũ tập thể; võ thuật truyền thống; các câu lạc bộ thể dục, thể thao rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền … Cụ thể như sau:

- Các thôn đều có đội bóng chuyền hơi nam, nữ hoạt động thường xuyên; vào các ngày lễ Hội phụ nữ xã, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên đều tổ chức các hoạt động văn nghệ, TDTT cho nhân dân;

- Trường Tiểu học có Kế hoạch hoạt động triển khai đề án bóng rổ học đường năm học 2023-2024;

- THCS có có Kế hoạch hoạt động triển khai đề án bóng rổ học đường năm học 2023-2024;

c) Tự đánh giá: Đạt

6. Tiêu chí số 6:  Văn hóa

a) Yêu cầu của tiêu chí:

6.1: Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời ở điểm công cộng; các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên: Có 70% các điểm công cộng trên địa bàn xã được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời; Có các mô hình hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao tại các thôn, bản và tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đảm bảo thu hút tối thiểu 40% người dân tham gia thường xuyên; Triển khai thực hiện các hoạt động thư viện.

6.2: Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định.

6.3: Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định và đạt chuẩn nông thôn mới ≥75% đạt tiêu chuẩn văn hóa trong 3 năm liên tục (≥78% trong năm xét, công nhận hoặc năm liền kề); ≥50% đạt chuẩn nông thôn mới.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

6.1. Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời ở điểm công cộng; các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên.

  - Trung tâm Văn hóa - Khu thể thao xã: Trung tâm Văn hóa – thể thao xã được quy hoạch với tổng diện tích là 15.300 m2. Trong đó: Diện tích khu nhà văn hóa 7.500 m2, diện tích Hội trường văn hóa đa năng 600 m2, sân khấu 50 m2.

- Hội trường đa năng có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị hoạt động thuận lợi cho việc tổ chức hội nghị, hội thảo và các chương trình nghệ thuật, các cuộc thi, giao lưu văn hóa, văn nghệ cấp xã, cấp cụm. Trang thiết bị tại Hội trường xã gồm: Quốc hiệu, quốc huy, phông màn, cờ sao, tượng Bác Hồ, bục nói chuyện, thiết bị âm thanh, ánh sáng, bàn ghế đảm bảo đủ cho 250 chỗ ngồi, phòng truyền thanh 15,4 m2, các công trình phụ trợ như: Nhà để xe có diện tích đủ cho 150 xe máy, khu vệ sinh tự hoại nam, nữ, sân, cây cảnh, nhà kho 50 m2.

- Hội trường đa năng và các phòng chức năng có biển tên phòng theo quy định. Hàng năm Hội trường đa năng xã tổ chức từ 25-30 hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành của Cấp ủy, Chính quyền địa phương, Tổ chức từ 5-6 cuộc thi, giao lưu văn nghệ cấp xã gồm: (Chương trình văn nghệ Mừng Đảng, Mừng Xuân, chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đảng, ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và quốc khánh 02 tháng 9..), từ 5-7 lớp Phổ biến chính sách, Pháp luật, tuyên truyền giáo dục sức khỏe, bảo vệ môi trường, ATTP chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, chăn nuôi…

+  Khu thể thao đơn giản có diện tích 2.000 m2, bao gồm: sân bóng chuyền hơi, sân cầu long.

+  Sân vận động được bố trí tách riêng, hiện tại diện tích là 7.800 m2 có cổng, có biển tên, có tường rào bao quanh, có khán đài, sân có mặt cỏ tự nhiên bằng phẳng, khô thoáng, được trồng cây xanh xung quanh. Kích thước sân 70m x 90m.

+  Điểm vui chơi giải trí, thể thao cho trẻ em và người cao tuổi, có dụng cụ đi bộ trên không, lắc eo, sân bóng chuyền, sân bóng rổ, nhà vệ sinh được bố trí kết hợp trong khuôn viên sân vận động.

+ Có 6/8 thôn  đã mua sắm dụng cụ thể thao ngoài trời, đạt tỷ lệ 75%.

- Toàn xã có 22 CLB (8 câu lạc bộ bóng chuyền, 8 câu lạc bộ văn nghệ, 1 câu lạc bộ võ thuật, 5 câu lạc bộ dưỡng sinh). Số người thường xuyên tham gia luyện tập TDTT là 4.268/8.368 người đạt 51% dân số.

        - Tủ sách tại các nhà văn hóa thôn có trên 50 đầu sách trở lên và thường xuyên được luân chuyển tài liệu cho nhân dân tham khảo đạt trên 3.000 lượt/năm.

- Cơ cấu tổ chức: Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã do UBND huyện Triệu Sơn ban hành Quyết định thành lập. Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã chịu sự lãnh đạo của UBND xã, sự chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp về nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện và chịu sự quản lý nhà nước của Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện. Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã là Công chức Văn hóa -Xã hội xã có trình độ Trung cấp chính trị và chuyên môn Đại học. Cán bộ, chuyên môn, nghiệp vụ không chuyên trách là những người đã qua đào tạo, tập huấn về: Văn nghệ quần chúng; hướng dẫn viên thể dục thể thao; Một cán bộ không chuyên trách phụ trách vận hành Đài Truyền thanh xã.

Toàn xã có 8/8 thôn có khu thể thao được quy hoạch và thực hiện theo đúng quy hoạch với diện tích từ 500m2 trở lên chưa kể diện tích sân bóng đá. Dụng cụ TDTT được trang bị mỗi thôn gồm: 01 bộ Xà đơn; 01 bộ xà kép; 01 đi bộ trên không; 01 bộ xích đu; 01 bộ trò chơi liên hoàn, 02 bập bênh.

        6.2. Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy đúng giá trị quy định:

Trên địa bàn xã có di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trần Khát Chân và nhà thờ họ Đào Xuân (thôn 2) xếp hạng cấp tỉnh, được bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định.

6.3. Tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định và đạt chuẩn nông thôn mới

* Danh hiệu thôn văn hóa trong 3 năm

Xã có 8/8 thôn (100%) đạt danh hiệu Thôn văn hóa liên tục trong 3 năm (2020, 2021, 2022).

* Danh hiệu gia đình văn hóa trong 3 năm

- Quyết định công nhận Gia đình văn hóa (trong 3 năm liên tục) và Quyết định khen thưởng Gia đình văn hóa của Chủ tịch UBND xã.

- Năm 2021 có 1.993/2.256 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 88,3%.

- Năm 2022 có 2.050/2.256  hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 90,8%.

- Năm 2023 có 2.151/2.256  hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 95,3%.

* Gia đình văn hóa được khen thưởng

- Tỷ lệ gia đình được tặng Giấy khen Gia đình văn hóa 03 năm liên tục (2021-2023):  603/2.050 gia đình, tỷ lệ: 26,7%.

c) Tự đánh giá: Đạt

7. Tiêu chí 07: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm, hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm (Nếu xã không có chợ đang hoạt động thì có cửa hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đạt an toàn thực phẩm theo quy định)

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Xã có chợ Thiều đã đạt chợ kinh doanh thực phẩm tại Quyết định số 1971/QĐCN-IQC-HCC của Công ty cổ phần chứng nhận và giám định IQC ngày 04/01/2019. Tổng diện tích của chợ là 3958,9 m2. Chợ Thiều được quy hoạch phù hợp với hệ thống mạng lưới chợ của tỉnh. Đảm bảo thuận tiện cho việc mua bán, giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và khu vực các xã phía tây của huyện nói chung. Diện tích tối thiểu cho một điểm kinh doanh cố định trong chợ: 5m2

- Nhà chợ chính được bố trí: 07 dãy nhà, kết cấu móng xây đá, nền bê tông, cột bê tông cốt thép, kèo thép, mái tôn. Các mặt hàng hóa chủ yếu là:  Rau, củ, quả, thịt, cá, hàng tạp hóa, quần áo và giày dép. Chợ cơ bản đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã và các xã lân cận. Khuôn viên chợ có hệ thống tường rào bao quanh, nền và sân chợ được đổ bê tông. Nhà điều hành khoảng 15 m2 kèo thép, mái tôn. Khu vệ sinh khoảng 20 m2.

Ban Quản lý chợ được thành lập theo quy định pháp luật, có Bảng hiệu tên chợ, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với Ban Quản lý chợ.

Nội quy chợ đã được UBND huyện Triệu Sơn phê duyệt và đã niêm yết công khai Nội quy chợ tại chợ để điều hành hoạt động và xử lý các vi phạm.

Hiện tại Chợ Thiều đang hoạt động bình thường, có cơ sở pháp lý để quản lý chợ theo quy định của pháp luật. Chợ có Quy hoạch, diện tích, khuôn viên, Nhà chợ chính và công trình phụ trợ kèm theo đảm bảo các yêu cầu về tiêu chí Chợ Nông thôn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.

c) Tự đánh giá: Đạt

8. Tiêu chí 08: Thông tin truyền thông

a) Yêu cầu của tiêu chí:

8.1. Có điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân.

8.2. Có tỷ lệ dân số theo độ tuổi lao động có thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt tối thiểu 50% đối với xã đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; tối thiểu 80% đối với các xã còn lại.

8.3. Có dịch vụ báo chí truyền thông.

8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới

8.5. Có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng, …)

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

8.1. Xã có 01 điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân đạt tiêu chuẩn ngành: Bưu điện xã có diện tích 200 m2, có 01 tủ sách, với hơn 50 đầu sách; 02 bàn đọc sách, 25 ghế, phục vụ thuận lợi cho việc đọc sách, báo miễm phí cho người dân. Có máy tính kết nối internet tại điểm phục vụ. Nhân viên tại Điểm phục vụ có khả năng sử dụng thành thạo và hướng dẫn được cho người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Điểm bưu điện văn hóa xã có khả năng tiếp nhận và trả hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến theo yêu cầu của người dân.

8.2. Tổng số hộ dân trên địa bàn xã năm 2023 là: 2.256 hộ, số người trong độ tuổi lao động là: 5.501 người, số người dân theo độ tuổi lao động dùng điện thoại thông minh: 4.406/5.507 người, tỷ lệ: 86,8%.

8.3. Có dịch vụ báo chí truyền thông:

- 100% số thôn của xã có hệ thống loa hoạt động thường xuyên:

- 100% số thôn trong xã có hộ gia đình thu xem được một trong số các phương thức truyền hình vệ tinh, cáp, số mặt đất, truyền hình qua mạng internet.

- Xã có 01 điểm cung cấp xuất bản phẩm tại thôn Phố Thiều - xã Dân Lý (cửa hàng Liên Do).

8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới:

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã đạt 100%.

- Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức kỹ năng số và an toàn thông tin: 18/18 cán bộ, công chức  xã (đạt 100%).

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kiến thức về sử dụng máy tính và kỹ năng số cơ bản: 4.406 người/5.075 người, tỷ lệ 86,8%.

- Tỷ lệ sản phẩm OCOP của xã được giới thiệu, quảng bá trên nền tảng sàn thương mại điện tử (postmart.vn): Xã có 02 sản phẩm OCOP, 04 sản phẩm giò lụa được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh.

- Tỷ lệ hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích được thông báo, gắn biển địa chỉ số đến từng điểm địa chỉ:  Xã có số hộ gia đình: 2.256 hộ, 7 cơ quan, đơn vị, khu di tích trên địa bàn xã được thông báo, gắn biển địa chỉ số đến từng điểm địa chỉ, (2.256/2.256) tỷ lệ 100%.

8.5. Khu vực UBND xã, hội trường, trung tâm nhà văn hóa các thôn đều có mạng WiFi miễn phí.

c) Tự đánh giá: Đạt

9. Tiêu chí 09: Nhà ở dân cư

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố ≥ 90%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Trên địa bàn xã Dân Lý có 08 thôn với 2.256 hộ c nhà ở, trong đó :

+ Số hộ có nhà ở tạm, dột nát: 0 hộ;

+ Số hộ có nhà bán kiên cố là: 0 hộ, chiếm tỷ lệ 0 %;

+ Số hộ c nhà ở nông thôn không đạt chuẩn: 54 hộ; chiếm tỷ lệ: 2,4%

+ Số hộ c nhà ở kiên cố (nhà ở nông thôn đạt chuẩn): 2.202 hộ chiếm tỷ lệ 97,6%.

Kiến trúc nhà ở dân cư tại xã phù hợp với phong tục tập quán sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã; các khu dân cư được chỉnh trang, đảm bảo xanh, sạch; khuôn viên các hộ gia đình gọn gàng, bố trí công trình phụ trợ phù hợp.

c) Tự đánh giá: Đạt

10. Tiêu chí 10:  Thu nhập

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn thuộc vùng 2 (triệu đồng/người), năm 2023: ≥ 58 triệu đồng/người/năm.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Thực hiện Kế hoạch số 40/KH-CCTK ngày 22/7/2023 của Chi cục Thống kê huyện Triệu Sơn về việc Khảo sát thu nhập bình quân đầu người hàng năm và tiêu chí thu nhập xã NTMNC, NTMKM trên địa bàn huyện Triệu Sơn giai đoạn 2023-2025;

UBND xã Dân Lý  đã tổ chức điều tra, kết quả năm 2023 như sau:

 Tổng số hộ: 2.256 hộ, tổng số khẩu: 8.368 khẩu;

Tổng thu nhập trong xã:  540.622.568.000 đồng.

Thu nhập bình quân đầu người: 62,58 triệu đồng/người/năm.

c) Tự đánh giá: Đạt

11. Tiêu chí số 11: Nghèo đa chiều

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 vùng 2: < 4 %.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

*) Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (trừ số hộ nghèo không có khả năng lao động)

- Tổng số hộ dân cư toàn xã: 2.256 hộ;

- Số hộ nghèo trên địa bàn xã: 18 hộ;

 

 

 

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (%)

 

 

=

18 - 3

 

 

x 100 = 0,66%

2.256 - 3

- Số hộ nghèo không có khả năng lao động: 3 hộ

 

b) Tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều (trừ số hộ cận nghèo không có khả năng lao động)

- Tổng số hộ dân cư toàn xã: 2.256 hộ;

 

 

Tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều (%)

 

 

=

 

  47 - 8

 

 

x 100 = 1,73%

2.256 - 8

- Số hộ cận nghèo trên địa bàn xã: 47 hộ;

- Số hộ cận nghèo không có khả năng lao động: 8 hộ

 

c) Tỷ lệ nghèo đa chiều của xã được xác định bằng tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều (trừ hộ nghèo, hộ cận nghèo không có khả năng lao động)

Tỷ lệ nghèo đa chiều (%)

=

0,66 (%)

+

1,73 (%) = 2,39 %

 

c) Tự đánh giá: Đạt

12. Tiêu chí 12: Lao động

a) Yêu cầu của tiêu chí:

12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng đạt cho cả nam và nữ): 80%.

12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng đạt cho cả nam và nữ):  30 %

12.3. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn: Nông, lâm, ngư nghiệp <30% hoặc Công nghiệp - Xây dựng >40% hoặc Dịch vụ >30%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo được xác định theo công thức sau đây:

- Lực lượng lao động trên địa bàn xã: 5.074 người

- Số lao động qua đào tạo: 4.192 người

 

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)

=

 

4.192

 x 100 = 82,62%

5.074

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ được xác định theo công thức sau đây:

- Lực lượng lao động trên địa bàn xã: 5.074 người

- Số lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ: 1.528 người

 

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (%)

=

 

1.528

x        x 100%     = 30,11 %

5.074

12.3. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn (đối với xã NTM nâng cao):

- Lực lượng lao động trên địa bàn xã: 5.074 người

- Số lao động làm việc trong ngành kinh tế chủ lực: Ngành Công nghiệp, xây dựng: 2.088 lao động.

Tỷ lệ lao động làm việc trong ngành Dịch vụ (%)

 

    =

 

 

2.088

 

 x 100%   = 41,15 %

 

5.074

 

c) Tự đánh giá: Đạt

13. Tiêu chí 13: Tổ chức sản suất và phát triển kinh tế nông thôn

a) Yêu cầu của tiêu chí:

13.1. Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định.

13.2. Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn.

13.3. Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm.

13.4. Ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã.

13.5.  Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử.

13.6.  Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng.

13.7. Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội.

13.8. Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường).

 

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

13.1.  Xã có HTX Dịch vụ Nông nghiệp hoạt động theo luật hợp tác xã năm 2012. (Giấy chứng nhận số 2803094270, ngày 16/11/2023 do Phòng Tài chính-Kế hoạch, UBND huyện Triệu Sơn cấp).

Hằng năm, xã có hợp đồng bao tiêu sản phẩm vùng lúa đạt chuẩn VIETGAP.  (Hợp đồng số: 03/2023/HĐKT-ATTP ngày 10/01/2023, Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng số 03/TLHĐ/2023-ATTP ngày 15/12/2023 với Công ty TNHH Thực phẩm CNC Tâm Phú Hưng).

+ Hợp tác xã có Điều lệ được 100% số thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở thông qua và được UBND xã Dân Lý xác nhận. (Điều lệ ngày 31/3/2023 của HTX Dịch vụ Nông nghiệp xã Dân Lý).

+ Trên địa bàn xã Dân Lý có 1.817 người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đều là thành viên của Hợp tác xã.

 +Tổ chức bộ máy, người vận hành của tổ chức thủy lợi cơ sở đảm bảo đáp ứng năng lực theo quy định.

+ Tổng điểm đánh giá: 84/100 điểm.

13.2. Xã có 2 sản phẩm OCOP: rượu nếp và rượu gạo tẻ Tân tuyết (thôn phố Thiều) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP. (Số Quyết định: 3025/QĐ-UBND ngày 08/9/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa).

13.3. Xã có mô hình:  Lúa VIETGAP tại thôn 5, thôn 6  (50 ha),  liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm. (Giấy chứng nhận mã số: VietGAP-TT-15/CN-TĐC-38-0169) (Hợp đồng số: 03/2023/HĐKT-ATTP ngày 10/01/2023, Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng sốm 03/TLHĐ/2023-ATTP ngày 15/12/2023 với Công ty TNHH Thực phẩm CNC Tâm Phú Hưng).

         13.4. Xã đã thực hiện 01 sản phẩm (lúa Q5 đạt chuẩn VIETGAP) được truy xuất nguồn gốc, cấp tem cho sản phẩm lúa Q5 đạt chuẩn VIETGAP và được cấp chứng nhận VIETGAP (Giấy chứng nhận mã số: VietGAP-TT-15/CN-TĐC-38-0169).

       13.5. Xã có sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử: 02 sản phẩm (lúa VIETGAP, sản phẩm OCOP), tỷ lệ 38,9%.

- Xác định lúa gạo là sản phẩm chủ lực, xã Dân Lý đã tập trung chỉ đạo, tuyên truyền cho nhân dân về sản xuất lúa an toàn, ghi nhật ký quá trình canh tác để phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm;  duy trì và  phát triển vùng sản xuất lúa tập trung, năng suất chất lượng hiệu quả cao, thông qua đó góp phần đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

- Tuân thủ chế độ ghi chép nhật ký canh tác của vùng sản xuất lúa tập trung phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. UBND xã Dân Lý đã chỉ đạo Hợp tác xã DVNN đấu mối với đơn vị cung cấp dịch vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm là Viễn thông Thanh Hóa (VNPT) để ký kết hợp đồng thiết lập hệ thống điện tử truy xuất nguồn gốc và cấp tem cho sản phẩm gạo của xã.

        13.6. Xã đã được cấp 2 mã vùng trồng vùng lúa VIETGAP cho 2 đơn vị thôn 5, thôn 6, gồm: Đồng đất mạ thôn 5-EX-THOR-0029LUA và Đồng bà thôn 6-EX-THOR-0035LUA theo Thông báo số: 807/TB-TT&BVTV ngày 03/11/2022 của Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa.

         13.7. Tuyên truyền, quảng bá trên trang thông tin điện tử tại địa chỉ https://danly.treuson.gov.vn   và trang mạng xã hội zalo, facebook, cổng thông tin điện tử của xã để đăng tải thông tin về điểm du lịch Di tích lịch sử- văn hóa Đền thờ Trần Khát Chân.

         13.8. Xã có 01 mô hình nuôi ốc nhồi và trồng mướp hương (tại  thôn 4), diện tích: 2,5 ha, quy mô 25-30 tấn, lợi nhuận đạt 260 triệu đồng/năm. Mô hình giải quyết việc làm cho 03 lao động chính, thu nhập 7 triệu đồng/lao động/tháng; 05 lao động thời vụ, thu nhập 24 triệu đồng/người/tháng.

c) Tự đánh giá: Đạt

14. Tiêu chí 14: Y tế

a) Yêu cầu của tiêu chí:

14.1: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) ≥ 95% trở lên.

14.2: Tỷ lệ dân số được quản lý sức khoẻ( áp dụng đạt cho cả nam và nữ) ≥ 90%.

14.3: Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa( áp dụng cho cả nam và nữ) ≥40% trở lên.

14.4: Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử ≥ 70% dân số.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

14.1. Toàn xã có 8.368 nhân khẩu. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT: 7522/8368 người (đã trừ 626 lao động xuất khẩu), đạt 97,2%.

14.2. Xã Dân Lý có hệ thống hồ sơ, sổ sách, tài liệu theo dõi, quản lý, lưu trữ, cập nhật thông tin về sức khỏe, hoạt động khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn xã. Xã đã xây dựng kế hoạch triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn, cập nhật thông tin sức khỏe của người dân vào hồ sơ sức khỏe điện tử, thực hiện quản lý sức khỏe người dân qua phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử. Kết quả, có 8.201 người dân đã được tạo dựng hồ sơ sức khỏe điện tử và theo dõi trên phần mềm quản lý, đạt 8.201/8.368 = 98% người dân trên địa bàn.

  14.3.  Xã Dân Lý đã tổ chức điều tra và hướng dẫn người dân trên địa bàn cài đặt và sử dụng ứng dụng sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh, đây là một ứng dụng có tích hợp nền tảng khám chữa bệnh từ xã. Kết quả có 6.276 người dân đã cài đặt và sử dụng ứng dụng này đạt tỷ lệ 6.276/8368 = 75,0% dân số. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống khám chữa bệnh từ xã của Bộ y tế đang trong lộ trình xây dựng và hoàn thiện, vì vậy người dân chưa thực hiện được việc khám chữa bệnh từ xa ngay tại tuyến cơ sở.

  14.4. Xã đã xây dựng kế hoạch triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên dịa bàn, cập nhật thông tin sức khỏe của người dân vào hồ sơ sức khỏe điện tử, thực hiện quản lý sức khỏe người dân qua phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử. Kết quả có 7.079 người dân đã được tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử và theo dõi trên phần mềm quản lý, đạt 7.079/8.368 = 84,8% người dân trên địa bàn, tương ứng với tỷ lệ 84,8% người dân trên địa bàn xã có sổ khám chữa bệnh điện tử.c) Tự đánh giá: Đạt

15. Tiêu chí 15: Hành chính công

a) Yêu cầu của tiêu chí:

15.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

15.2.  Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên.

15.3. Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

15.1. UBND xã Dân Lý  đã bố trí tại Bộ phận một cửa gồm 02 máy điều hòa, 04 máy vi tính, 02 máy scan, 01 máy potocopy, 03 quạt mát, diện tích phòng 40m2 , trong đó 25 m2 bố trí 02 dãy ghế ngồi chờ cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch đảm bảo đ ng quy định. Có hệ thống mạng wifi kết nối interet đồng bộ cho Bộ phận Một cửa và các bộ phận chuyên môn khác đáp ứng nhu cầu xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.

- Xã có 18 cán bộ, công chức xã, được trang bị 01 máy tính, 01 máy in và được cấp chứng thư số để thực hiện ký số văn bản điện tử trên phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc.  Hàng năm, hệ thống máy tính của UBND xã được bảo trì, cài đặt phần mềm diệt vius có bản quyền trong toàn hệ thống mạng.

- Hiện nay, 100% hồ sơ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã đều thực hiện trên phần mềm một cửa điện tử đi vào hoạt động ổn định, phục vụ cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện TTHC.

15.2. Tại xã, 100% hồ sơ TTHC thuộc thẩm quyền được tiếp nhận và luân chuyển giải quyết trên phần mềm một cửa điện tử và trên cổng dịch vụ công của tỉnh. Người dân, tổ chức, doanh nghiệp tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ TTHC trên phần mềm một cửa điện tử thuận tiện, tính công khai minh bạch được đẩy mạnh, giảm thiểu phiền hà, rút ngắn thời gian giải quyết, chất lượng phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp được nâng lên.

15.3. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân nghiên cứu, tìm hiểu khi có nhu cầu giải quyết TTHC, ngoài việc niêm yết công khai bằng bảng giấy tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, thì 100 TTHC đã được công khai trên Trang thông tin điện tử của xã tại địa chỉ: http://danly.trieuson.gov.vn, thực hiện niêm yết công khai 247/247 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; niêm yết danh mục 11 TTHC dịch vụ công mức độ 3, 27 TTHC mức độ 4 tại bộ phận tiếp nhận và kết quả xã, trên trang thông tin điện tử của UBND xã tại địa chỉ danly.trieuson.thanh hoa.gov.vn.

- Hệ thống phản hồi Thanh Hoá không nhận được phản ánh, kiến nghị nào liên quan đến thủ tục hành chính tại UBND xã Dân Lý.

- 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền gải quyết được tiếp nhận, xử lý, trả kết quả trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC giải quyết TTHC.

 - Đã thực hiện việc scan, số hoá hồ sơ tiếp nhận và trả và kết quả theo quy định.

- Việc giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện theo hướng tinh gọn, đơn giản, dễ thực hiện, kết hợp với thái độ phục vụ tận tình, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, theo phương châm lấy sự hài lòng của người dân, các tổ chức, doanh nghiệp làm thước đo chất lượng và hiệu quả. Chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2022 và hiện tại đạt 18/18 điểm, xếp loại xuất sắc.

 + Năm 2021, năm 2022 và năm 2023 tỷ lệ đánh giá sự hài lòng về giải quyết TTHC của UBND xã tại Bộ phận một cửa đạt 02/02 điểm điểm, 100% tổ chức, cá nhân hài lòng và rất hài lòng.

- Trong 03 năm liên tục từ năm 2021, 2022 và 2023, kết quả giải quyết TTHC của xã đạt 100% được giải quyết đúng hoặc sớm hơn thời hạn quy định; không có kết quả giải quyết TTHC phải sửa đổi, bổ sung, bị phản ánh, kiến nghị, khiếu kiện và không có phản ánh kiến nghị về hành vi, thái độ nhũng, gây phiền hà, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật trong giải quyết TTHC, trừ trường hợp phản ánh, kiến nghị, khiếu kiện được cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý, kết luận là không đúng hoặc vu cáo. Cụ thể:

- Năm 2020, xã đã thực hiện được 1.020 hồ sơ.

          - Năm 2021, đã thực hiện được 361 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó tiếp nhận trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt  85% trở lên (vượt chi tiêu).

          - Năm 2022, xã đã tiếp nhận 575 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, số hồ sơ dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 đạt 100% (vượt chỉ tiêu).

          - Năm 2023, xã đã tiếp nhận và giải quyết 1.786 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến (có 954 hồ sơ chứng thực bản sao điện tử), trong đó số hồ sơ dịch vụ công giải quyết sớm và đúng hạn đạt 100% ( vượt chỉ tiêu tỉnh giao: 70%). 

c) Tự đánh giá: Đạt

16. Tiêu chí 16: Tiếp cận pháp luật:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

16.1: Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận ≥ 1.

16.2: Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành ≥ 90%.

16.3: Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu ≥ 90%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

16.1. Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận 1 câu lạc bộ pháp luật:

          Trong năm 2023 xã Dân Lý đã duy trì các mô hình: “Câu lạc bộ pháp luật”, “Mô hình tổ liên gia an toàn về phòng cháy và chữa cháy, điểm chữa cháy công cộng”,  mô hình “5 tốt” của tổ hòa giải thôn 4. Xã đã công nhận: mô hình hòa giải “5 tốt” tại thôn 5 và thôn phố Thiều,  “Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình ” Mô hình “5 có 3 sạch” “xây dựng gia đình hạnh phúc không sinh con thứ 3” của hội Hội liên hiệp phụ nữ xã. Các mô hình vẫn duy trì hoạt động thường xuyên, hiện nay các mô hình tổ chức họp sơ kết hàng tháng và hàng quý trong năm. Các mô hình đã kết nạp thêm các thành viên để tổ chức và duy trì tốt các mô hình pháp luật tại địa phương.

16.2. Xã đã kiện toàn 8 tổ hòa giải cơ sở, tổng số thành viên tổ hòa giải cơ sở là 48 thành viên; trong năm có 7/7 vụ việc hòa giải thành, tỷ lệ đạt 100%, tại 5 đơn vị thôn.

          Về kinh phí cho hoạt động hòa giải cơ sở: ngay từ đầu năm 2023 UBND xã đã đưa vào dự toán ngân sách trình HĐND xã phê duyệt kinh phí cho hoạt động hòa giải cơ sở và công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật số tiền 9.500.000 đồng

          16.3. Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu: UBND xã đã thực hiện rà soát các đối tượng cần được trợ giúp pháp lý trên địa bàn xã có tổng 11 đối tượng, (trong đó 07 đối tượng là trẻ em đang hưởng bảo trợ xã hội, 04 đối tượng là ngươig từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội). UBND xã đã làm các thông báo các bài tuyên truyền loa trên đài truyền thanh của xã để các đối tượng biết và cần trợ giúp khi có nhu cầu.

          Bên cạnh đó UBND xã cũng đã đăng tải các thông tin, thông báo về trợ giúp pháp lý trên các phương tiện đại chúng như facebook, Zalo… cổng thông tin điện tử của xã.Và cũng đã làm Công văn gửi về Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Thanh Hóa để được hỗ trợ.

c) Tự đánh giá: Đạt

17. Tiêu chí 17: Môi trường

a) Yêu cầu của tiêu chí:

17.1. Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường ≥ 100%.

 17.3. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định ≥ 85%.

17.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả ≥ 40 %.

17.5. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn ≥ 50%.

17.6. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường ≥ 100%.

 17.7. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường ≥ 80%

17.8. Tỷ lệ cơ sở sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường ≥ 85%.

17.9. Nghĩa trang cơ sở hoả táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch.

 17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hoả táng ≥ 5%.

 17.11. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn. ≥ 4m2 /người.

17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định ≥ 70%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

17.1. Về khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

+ Qua kiểm tra, rà soát thực tế ở thời điểm hiện tại trên địa bàn xã Dân Lý không có khu kinh doanh, dịch vụ; khu chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm); khu nuôi trồng thủy sản các cơ sở đều sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, phát sinh nguồn thải ra môi trường rất ít các hộ đều cam kết và thực hiện đúng không gây ảnh hưởng đến môi trường.

17.2. Về tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

          + Trên địa bàn xã có 104/104 cơ sở = 100% cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có các hệ thống  xử lý chất thải đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.

(Có biểu tổng hợp kèm theo)

          + Địa bàn không có làng nghề được công nhận theo quy định.

17.3. Về tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định.

- Từ năm 2016 đến nay xã ký hợp đồng thu gom vận chuyển xử lý rác với Tổ thu gom rác thải và đã hợp đồng với các tổ tại các thôn tiến hành thu gom rác thải trên địa bàn toàn xã về bãi rác tập trung của xã và xử lý theo quy định. Chính vì vậy vệ sinh môi trường trong khu dân cư đảm bảo sạch sẽ và làm cho cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch đẹp.

- Hiện tại trên địa bàn xã có 2256 hộ (các hộ đang trực tiếp sinh hoạt tại địa phương), trong đó:

Số hộ nộp phí thu gom rác thải: 2209/2256 hộ = 98%

Số hộ thực hiện phân loại rác tại nhà: 1,270 hộ / 2256 hộ = 57,49%

Xã cũng lắp đặt 100 bể xi măng để chứa chất thải nguy trên tất cả các xứ đồng để thu gom bao gói BVTV trên địa bàn toàn xã.

+ Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bình quân 1 tuần là 7,8 tấn rác thải;

+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được nhân dân phân loại và cho vào thùng chứa rác có nắp đậy, hàng tuần tổ vệ sinh công của các thôn tổ chức đi thu gom chất thải rắn đến tận hộ gia đình để vận chuyển ra ngoài bãi rác thải tập trung của xã và xử lý theo đúng quy định.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã được các tổ thu gom và xử lý theo quy định là 6,9 tấn (Đạt 87.8%) tổng lượng rác phát sinh (Có phụ biểu đi kèm).

          - Hàng năm xã có các Kế hoạch, thông báo tuyên truyền, vận động người dân định kỳ tham gia tổng vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh thoát nước, cải tạo ao, hồ, nạo vét kênh mương, phát quang bụi rậm, thu vớt rác thải trôi nổi trên sông, khu vực ven bờ sông… Nhằm tạo không gian, cảnh quan sinh thái và điều hoà môi trường không khí tại địa phương trong các dịp lễ tết, các đợt cao điểm, các kế hoạch hướng dẫn của cấp trên.

- Tập trung công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường và luôn được cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành đoàn thể quan tâm đúng mức, bằng nhiều hình thức tuyên truyền như: tin bài về tìm hiểu Luật bảo vệ môi trường trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn xóm, tuyên truyền bằng khẩu hiệu, pano, áp pích. Giao cho công chức văn hóa, đài truyền thanh xã thường xuyên có tin bài, có chuyên mục về bảo vệ môi trường để tuyên truyền cho nhân dân hiểu và thực hiện..

- Tuyên truyền thông qua việc cam kết “bảo vệ môi trường” giữa chính quyền với MTTQ, các ngành đoàn thể, cam kết giữa các ngành đoàn thể đến gia đình hội viên đoàn viên, cam kết của các thôn đến từng hộ nông dân.

17.4: Về các hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả.

Ủy ban nhân dân xã đã xây dựng các bài tuyên truyền về việc các hộ dân trong xã xây dựng các hố lắng với dung tích chứa khoảng 1m3 để chứa nước thải sinh hoạt xử lý tại chỗ đáp ứng yêu cầu về BVMT theo quy định.

Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư.

Xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể, đối tượng là những hộ gia đình chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại khu dân cư tập trung, phải cam kết thực hiện xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.

Các hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng các biện pháp phù hợp, hiệu quả là 1033 hộ/ 2256 hộ (Đạt 45.8 %).

UBND xã sẽ tiếp tục tuyên truyền và vận động được trên 70% số hộ dân trong xã xây các hố lắng tại hộ gia đình để sử lý nước thải sinh hoạt trước khi chảy ra rãnh mương của thôn.

17.5. Về tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn.

Theo kế hoạch 34/KH-BTV ngày 15/01/2022 của ban thường vụ huyện ủy; hội Nông dân huyện đã xây dựng Mô hình nông dân tham gia phân loại rác thải nguồn tại hộ gia đình trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2025, Đảng ủy và UBND xã Dân Lý đã triển khai với nòng cốt là hội nông dân xã, nông dân thôn được tham gia các lớp tập huấn, học tập hướng dẫn cách thực hiện phân loại rác thải nguồn tại hộ gia đình; tính đến thời điểm hiện tại đề án đã triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân thực hiện phân loại 3 loại rác thải chính gồm:

Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế gồm nhựa, giấy, kim loại túi nylon sạch… nhóm này được người dân lưu trữ hoặc bán cho người thu mua phế liệu, cơ sở tái chế.

Chất thải thực phẩm: Loại này dễ phân hủy, gây mùi nên hướng dẫn người dân tự xử lý chất thải thực phẩm bằng cách sử dụng chế phẩm ủ thành phân hữu cơ, làm thức ăn cho vật nuôi, hoặc buộc kín trong túi đựng trước khi bàn giao cho đơn vị thu gom.

Chất thải rắn sinh hoạt không chứa yếu tố độc hại nhưng không thuộc 2 nhóm chất thải trên, được thực hiện đựng trong túi riêng và giao nộp cho đơn vị thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt.

Đến thời điểm hiện tại số hộ thực hiện phân loại rác tại nhà đạt: 1270 hộ/2256 hộ = 57,49 %.

17.6. Về tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường:

- Đối với rác thải từ bao gói thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn dư một lượng hóa chất nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường sinh thái, vì vậy loại rác này được đặc biệt quan tâm, xã đã xây được 100 thùng rác thải đồng ruộng có nắp đậy để thu gom các loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật. các hố rác đồng ruộng được đặt ở những vị trí thuận tiện cho người dân có thể bỏ rác vào thùng. Sau khi đầy thùng thì Hội nông dân xã tổ chức lực lượng đi thu gom và tập kết tại kho để chất thải nguy hại ở khu vực nghĩa địa sau đó theo kế hoạch huyện hợp đồng với đơn vị chức năng để vận chuyển đi xử lý theo quy định.

- Đối với rác thải tại trạm y tế có chứa chất gây nhiễm trùng, trạm đã hợp đồng với Bệnh viện Đa Khoa huyện Triệu Sơn thực hiện vận chuyển về kho chứa của bệnh viện Đa khoa huyện Triệu Sơn để vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định.

Đối với chất thải nguy hại từ hoạt động sinh hoạt của người dân (pin đèn, thiết bị điện tử, vỏ chai lọ, đựng hóa chất nguy hại), được cam kết thu gom vào thùng riêng sau đó vận chuyển đến kho để chất thải nguy hại ở khu vực kho ở nghĩa địa để công ty có chức năng thu gom xử lý theo quy định.

17.7. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường:

- Tỷ lệ khối lượng chất thải trong chăn nuôi được thu gom, xử lý, tái sử dụng/khối lượng chất thải phát sinh đạt: 82,9 %.

- Tỷ lệ khối lượng chất thải trong trồng trọt được thu gom, xử lý, tái sử dụng/khối lượng chất thải phát sinh đạt: 84,2 %.

 - Tỷ lệ hộ gia đình áp dụng các biện pháp tái sử dụng và tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp/tổng số hộ gia đình đạt 100%.

          17.8.  Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường ≥ 85%.

          - Tổng số hộ đạt chuồng trại chăn nuôi đảm bảo VSMT: 271 hộ.

           - Tổng số hộ chăn nuôi trong xã: 305 hộ.

          - Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường: 271/305 hộ, tỷ lệ: 88,9 %.

          - Xã đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật Chăn nuôi,  Bản cam kết chăn nuôi gia súc quy mô nông hộ thực hiện đầy đủ.

17.9. Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch

*) Các nghĩa trang theo QHC xã Dân Lý được duyệt:

Trước năm 2018, trên địa bàn xã Dân Lý có 15 thôn, việc an táng cho người từ trần được thực hiện tại 10 nghĩa trang (mỗi thôn một nghĩa trang). Tuy nhiên được đồng thuận của các hộ dân trên địa bàn xã, UBND xã Dân Lý đã định hướng việc an táng cho người từ trần tập trung tại 05 nghĩa trang với diện tích 11,95 ha theo QHC xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn đến năm 2030 được duyệt.

*) Về yêu cầu đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch: 

- Các nghĩa trang được quy hoạch cách xa khu dân cư; mỗi nghĩa trang được phân chia khu hung táng, cát táng riêng biệt; có đường vào sạch sẽ, xung quanh trồng cây xanh, hoa, thuận tiện cho việc thăm viếng của người dân. Nghĩa trang được quản lý và sử dụng hợp lý, việc mai táng cho người từ trần được thực hiện đúng theo quy chế của xã đã ban hành theo quy định của Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trong và ngoài khu nghĩa trang; đảm bảo vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng được Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 21/2021/TT-BYT ngày 2/6/2021.

- Trên địa bàn xã hiện nay có 3 hình thức táng đó là: Hung táng, cát táng và hỏa táng; Các chỉ tiêu sử dụng đất đối với trường hợp táng tại 03 nghĩa trang tuân thủ quy định tại Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ và các quy chuẩn hiện hành khác. Tuy nhiên, hiện  tại do phong tục tập quán nên tại phần cát táng và hỏa táng đã phân theo dòng họ để quản lý và thực hiện vệ sinh cho các mộ; tạo điều kiện thực hiện các nghi lễ tâm linh truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Công tác mai táng được thực hiện đúng quy định, việc an táng của người quá cố được thực hiện trong 24 tiếng, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường;

- Vị trí an táng được xác định cụ thể theo hàng, diện tích đối với mộ hung táng không quá 5 m2; cát táng và hỏa táng không quá 3 m2;

- Nghĩa trang đã xây dựng khu vực tập kết rác thải trong quá trình mai táng để hỏa táng nhà đảm vệ sinh, sạch đẹp. Đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới;

- Các nghĩa trang đã được cắm mốc giới theo quy hoạch và đã được xây hoặc rào bằng hàng rào để quản lý.

*) Công tác ban hành quy chế sử dụng các nghĩa trang trên địa bàn xã:

- Ủy ban nhân dân xã Dân Lý đã ban hành quy chế sử dụng nghĩa trang tại Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 20/9/2021;

- Thành lập Ban quản trang để tổ chức thực hiện theo quy chế;

- UBND xã đã giao Hội đồng hương ước các làng văn hóa, Ban công tác Mặt trận thôn thực hiện giám sát việc quản lý của các Ban quản trang, nhân dân tại các thôn trong việc thực hiện mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch, đảm bảo hiệu quả cho việc đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm đất đai.

17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng:

- UBND xã đã thực hiện thống kê các hình thức táng trên địa bàn xã hàng năm để quản lý, theo đó các trường hợp táng đã thực hiện đúng các quy định hiện hành về mai táng; vận động nhân dân sử dụng hình thức hỏa táng thay cho hình thức táng bằng hung táng, cát táng. Tính từ khi xã đạt chuẩn NTM nâng cao, số lượng người từ trần và hình thức táng được thống kê như sau:

+ Năm 2020: Số người từ trần là 48 người; hình thức táng là hung táng và hỏa táng tại nghĩa địa các khu, diện tích các mộ trung bình là 2,5 m2; vị trí táng phù hợp với quy hoạch chung của xã cũng như đảm bảo theo quy định về mai táng;

+ Năm 2021: Số người từ trần là 37 người; hình thức táng là hung táng và hỏa táng tại nghĩa địa các khu, diện tích các mộ trung bình là 2,5 m2; vị trí táng phù hợp với quy hoạch chung của xã cũng như đảm bảo theo quy định về mai táng;

+ Đến tháng 12/2022: Số người từ trần là 56 người; hình thức táng là hung táng và hỏa táng tại nghĩa địa các khu, diện tích các mộ trung bình là 2,5 m2; vị trí táng phù hợp với quy hoạch chung của xã cũng như đảm bảo theo quy định về mai táng.

- Về tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng  như sau:

+ Năm 2020, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng là 12/48  * 100%  = 25 %.

+ Năm 2021, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng  là 15/37  *100%  = 40.5 %.

+ Năm 2022, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng  là 25/56 *100%   = 44.6 %.

+ Năm 2023, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng  là 18/36 *100%   = 50 %.

17.11. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn.

 * Kết quả tổng hợp diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã

Tổng diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã Dân Lý năm 2023 là 33.560 m2, bao gồm: Khu thể thao, sân chơi: 33.560m2; cụ thể theo biểu sau:

Ơ

 

TT

Danh mục khu vực trồng cây xanh

Vị trí,

địa điểm

Diện tích (m2)

Số lượng cây xanh (cây)

Loài cây trồng

Nguồn vốn

Ghi chú

1

Khu sân vận động xã

Thôn 3

3.900

80

Sao Đen, xà cừ, Hoa giấy

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

2

Khuôn viên trạm y tế xã

Thôn 4

800

08

Nhãn, vải, lộc vừng, hoa sữa.

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

3

Khuôn viên Công an xã

Thôn Phố Thiều

250

06

Đu đủ, xoài, lộc vừng, sấu, hoa hồng

Ngân sách địa phương,

Xã hội hóa

 

4

Khuôn viên QTD xã

Thôn Phố Thiều

300

06

Sấu, nhãn, lộc vừng

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

5

Khuôn viên UBND xã Dân Lý

Thôn 3

7.100

130

Xà cừ, Dừa, Cau vua, Hoa giấy, Keo lá tràm, cây xanh

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

6

Trường THCS Dân Lý

Thôn 3

5.500

150

Xà cừ, bàng, sấu, hoa giấy, cây xanh, Hoa sứ, cây mắt ngọc, sao đen

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

7

Trường Mầm non Dân Lý

Thôn 3

2.800

85

Bàng, Lộc vừng. Sấu. Bưởi, Ổi, Nhãn, Vải, Tre cảnh, Hoa giấy

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

8

Trường Tiểu học Dân Lý

Thôn 3

3.900

180

Bàng, Bằng Lăng,  Sấu, Hoa giấy, Mắt ngọc, Phượng, Xà cừ

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

9

Khu thể thao, văn hóa thôn 1

Thôn 1

150

10

Đa, Xà cừ

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

10

Khu thể thao, văn hóa thôn 2

Thôn 2

1200

25

Sà cừ, Nhãn,

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

11

Khu thể thao, văn hóa thôn 3

Thôn 3

900

05

Lộc Vừng, Cây xanh

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

12

Khu thể thao, văn hóa thôn 4

Thôn 4

800

25

Xà cừ, cây Vông, Hoa giấy

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

13

Khu thể thao, văn hóa thôn 5

Thôn 5

600

35

Sấu, Xanh, Cau

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

14

Khu thể thao, văn hóa thôn 6

Thôn 6

400

20

Lộc vừng, cây Đa, cây Xanh

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

15

Khu thể thao, văn hóa thôn 7

Thôn 7

800

24

Xà cừ, Nhãn,

lộc vừng,Bàng,

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

16

Khu thể thao, văn hóa thôn Phố Thiều

Thôn Phố Thiều

550

55

Cau, lộc vừng, Nhãn, Sung,

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

17

Khu nhà văn hóa thôn 15 cũ

Thôn 4

510

25

Keo, Xà cừ

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

18

Khu nhà văn hóa thôn 6 cũ

Thôn 5

900

35

Cây Gáo, Bàng, Hoa mẫu đơn, Hoa sống đời đơn,

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

19

Khu nhà văn hóa thôn 8 cũ

Thôn 6

150

12

Cây Đa, Lộc Vừng, Bàng, Vú sữa

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

20

Khu nhà văn hóa thôn 9 cũ

Thôn 6

1200

25

Xà cừ, Cây xanh.

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

21

Khu nhà văn hóa thôn 11 cũ

Thôn 6

300

18

Cây Xanh, Sấu, Chuối,

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

22

Khu nhà văn hóa thôn 14 cũ

Thôn Phố Thiều

550

25

Xà cừ, Mít, Keo, Sấu, Tre cảnh

Ngân sách địa phương, Xã hội hóa

 

Tổng cộng

 

33.560m2

1.209

 

 

 

 

* Xác định phân vùng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Dân Lý thuộc vùng 2  thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 – 2025 được ban hành kèm theo Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh.

Tỷ lệ đất cây xanh/người trên địa bàn xã được xác định theo công thức:

 

Tđất cây xanh =

 

Như vậy, tỷ lệ đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã Dân Lý đạt:

 

 

T Cây xanh  =

Diện tích đất cây xanh (m2)

Quy mô dân số trên địa bàn xã

=

33.560

8.386

= 4,01 (m2/người)

Trong số các địa điểm có cây xanh trên địa bàn xã, khu vực các nhà văn hóa các thôn; khu vui chơi của thôn, trung tâm văn hóa thể thao của xã, các khuôn viên của 3 nhà trường, trạm y tế dùng để cho nhân dân, học sinh hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại các khu vực này), các dải cây ven đường các trục đường liên xã, liên thôn dùng để tạo bóng mát cho nhân dân đi lại, cây xanh còn điều hòa không khí, tạo cho môi trường được trong lành hơn.

Vị trí của các khu vực có cây xanh trên địa bàn xã như nhà văn hóa, khu vui chơi, các tuyến đường … đều nằm ở vị trí trung tâm của các thôn, thuận lợi cho việc đi lại để tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao tại đây.

 Mức độ, hình thức tiếp cận: Tùy từng độ tuổi mà mức độ và hình thức tiếp cận cây xanh trên địa bàn có sự khác nhau; trên địa bàn xã có 03 trường học, diện tích cây xanh tại các trường đảm bảo cho bóng mát, tạo không khí trong lành để học sinh vui chơi, học tập; tại các nhà văn hóa đối tượng tiếp cận là những người dân ở độ tuổi trung niên, chủ yếu để đi bộ, chơi thể thao, văn hóa, văn nghệ, trò chuyện; tại các tuyến đường giao thông chủ yếu nhân dân d ng để đi bộ vào buổi sáng, tối…

Đánh giá chung, khả năng tiếp cận cây xanh của người dân trên địa bàn xã đã đảm bảo nhu cầu. Đa số người dân đã lựa chọn nhà văn hóa và dải cây ven đường để tiếp cận, đi bộ, thể thao; thời gian nhân dân dành cho hoạt động tại các điểm nhà văn hóa, khu vui chơi, đi bộ tập luyện thể dục thể thao đã được quan tâm và dành nhiểu hơn, làm tăng khả năng tiếp cận với cây xanh, thông qua đó cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

17.12. Toàn xã đã : 1270 hộ/2256 hộ, tỷ lệ 56,29% số hộ phân loại rác tại nguồn đảm bảo tiêu chí môi trường. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định: 157,9 kg/ ngày/ 117,7 kg/ ngày, tỷ lệ 74,5%.

Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ xã đã xây dựng mô hình “Thu gom rác thải nhựa đổi nhu yếu phẩm”, triển khai đồng loạt trên 8 thôn. Mô hình đã được đông đảo hội viên đồng tình ủng hộ.

Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chất thải nhựa không thể tái chế, xã thực hiện việc chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định.

c) Tự đánh giá: Đạt

18. Tiêu chí 18: Chất lượng môi trường sống

a) Yêu cầu của tiêu chí:

18.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung ≥25% đối với xã Vùng 1, ≥55% đối với xã Vùng 2.

18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm ≥40 lít đối với xã Vùng 1, ≥60 lít đối với xã Vùng 2.

18.3.Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững ≥20% đối với xã Vùng 1, ≥30% đối với xã Vùng 2.

18.4. Tỷ lệ chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm.

18.5. Không để xẩy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã.

18.6. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thuỷ sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm.

18.7. Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch.

18.8. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

18.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung.

Xã có 2.256 hộ, trong đó hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% (2.256/2.256 hộ).

Số hộ sử dụng nước sạch tập trung/Số hộ trên địa bàn xã: 1.322/2.256*100%, tỷ lệ: 58,6%.

Đối với chất lượng nước của công trình cấp nước tập trung: công ty cổ dịch vụ nước sạch Triệu Sơn có đầy đủ có các giấy tờ hợp pháp để cung cấp nước sạch tập trung cho xã Dân Lý nói riêng và các xã trong khu vực nói chung. Thử nghiệm chất lượng nước sạch của nhà máy, chất lượng đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định, hàng tháng Nhà máy nước sạch luôn duy trì kiểm tra chất lượng nước nguồn nước sạch tại nhà máy nước các thông số chất lượng nước sau khi xử lý của công trình cấp nước tập trung của công ty đều đáp ứng ngưỡng giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đối với chất lượng nước của công trình cấp nước quy mô hộ gia đình: Là các dòng máy lọc nước được cấp phép lưu hành trên thị trường được các hộ gia đình đầu tư, đảm bảo nước sạch cho gia đình.

18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm”:

 + Công ty cổ phần dịch vụ nước sạch Triệu Sơn tổng số lít sử dụng bình quân trong trong một ngày/số người sử dụng = 4000 x 1000  = 101 lít/người/ngày đêm.                                                                     9000 x 4,4

        (Tính toán dựa trên công thức tính được hướng dẫn tại Biểu mẫu số 5 Hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Quyết định số 1680/QĐ-BNN-VPĐP ngày 11/5/2022).

 18.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững khi đáp ứng yêu cầu sau:

Xã Dân Lý được cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung do Công ty Cổ phần dịch vụ nước sạch Triệu Sơn quản lý.

Kết quả chấm điểm mức độ hoạt động bền vững của công trình dựa vào các tiêu chí đánh giá của Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch nông thôn (tại Hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 3639/SNN&PTNT-PTNT ngày 06/9/2022), cụ thể:

TT

Nội dung đánh giá

Thang điểm tối đa

Cách tính điểm

Điểm đánh giá

1

Tiền nước thu được đủ bù đắp chi phí quản lý vận hành, sửa chữa nhỏ

20

- Thu còn dư để tích lũy: 20 điểm;

- Thu đủ chi trả cho chi phí quản lý vận hành, sửa chữa nhỏ: 15 điểm;

- Thu không đủ chi trả cho chi phí quản lý vận hành, sửa chữa nhỏ: 10 điểm;

- Không thu được tiền nước: 0 điểm.

10

2

Chất lượng nước sạch sau khi xử lý của công trình đạt quy chuẩn của Bộ Y tế

20

- Đạt: 20 điểm;

- Không đạt: 0 điểm.

20

3

Khả năng cấp nước thường xuyên trong năm

20

- Luôn luôn ổn định: 20 điểm;

- Số ngày không được cấp nước dưới 30 ngày/năm: 10 điểm

- Số ngày không được cấp nước trên 30 ngày/năm: 0 điểm.

20

4

Tỷ lệ công suất khai thác thực tế sau 02 năm đưa vào sử dụng của công trình so với công suất thiết kế đạt tối thiểu 60%

20

- Lớn hơn 60%: 20 điểm;

- Từ 50-60% 10 điểm;

- Dưới 50%: 0 điểm.

10

5

Cán bộ quản lý, vận hành có chuyên môn, năng lực quản lý vận hành phù hợp quy mô, yêu cầu kỹ thuật của công trình

20

- Đạt: 20 điểm;

- Không đạt: 0 điểm.

20

 

Tổng số

100

 

80

Tổng số điểm là: 80 điểm. Đạt so với tiêu chí.

          18.4. Xã Dân Lý đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xã An toàn thực phẩm tại Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 08/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh. Từ năm 2020 đến nay, hàng năm xã đều có kế hoạch và tổ chức tập huấn kiến thức về ATTP cho các chủ thể, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, các thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh được tập huấn.

          18.5. Trong nhiều năm gần đây, trên địa bàn xã không sảy ra các sự cố về ATTP cũng như các vụ ngộ độc thực phẩm.

          18.6. Trên địa bàn xã Dân Lý có 06 cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm thuộc diện cấp giấy chứng nhận về ATTP, 06 cơ sở này đều được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP theo quy định.

           18.7. Xã đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn xã thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng, chống bệnh tật. Phát động hưởng ứng phong trào 5 không 3 sạch trên địa bàn xã.

          Các hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch theo quy định:

+ Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh: 2.157.2.256 hộ, tỷ lệ: 95,6%

+ Số hộ có nhà tắm hợp vệ sinh:  2.181/2.256 hộ, tỷ lệ: 96,7%

+ Số hộ có bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 2.256/2.256 hộ, đạt  100%.

Các hộ đã đầu tư xây dựng các công trình nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và thực hiện công tác vệ sinh nhà cửa cơ bản đạt theo tiêu chí 3 sạch.

18.8. Về Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường.

Hiện nay trên địa bàn xã không còn bãi trông lấp rác thải nào đang hoạt động

Từ năm 2016 xã đã ký hợp đồng thu gom vận chuyển rác với tổ thu gom rác thải về bãi rác tập chung của xã.. Bãi chôn lấp sau khi đầy đã được xử lý theo đúng quy định về bảo vệ môi trường, xã đã cho lấp đất và trồng cây keo lên phần diện tích đất này để không còn ảnh hưởng tới môi trường.

c) Tự đánh giá: Đạt

19. Tiêu chí số 19: Quốc phòng và An ninh

 a) Yêu cầu của tiêu chí:

19.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân.

19.2. Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên; có mô hình camera an ninh và các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

    19.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân

* Xây dựng lực lượng dân quân “Vững mạnh, rộng khắp”

- Tổ chức biên chế Ban chỉ huy quân sự xã và cán bộ dân quân

 Quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật Dân quân tự vệ số: 48/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019, từ thôn đến xã được biên chế đúng quy định, đáp ứng yêu cầu với nhiệm vụ Quốc phòng, Quân sự của địa phương cụ thể:

 Ban Chỉ huy quân sự biên chế đủ 03 đồng chí. (khuyết đồng chí chỉ huy trưởng, do đang chờ sát nhập xã nên không bổ nhiệm).

+ Chính trị viên: Là Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm.

+ Chính trị viên phó: Là Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã kiêm nhiệm.

+ Chỉ huy phó:  Là Đảng viên - Cán bộ bán chuyên trách.

Xây dựng, biên chế đầy đủ cán bộ quản lý, chỉ huy DQ: gồm Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng và Thôn đội trưởng kiêm nhiệm chức danh tổ trưởng dân quân tại chỗ.

- Về số lượng

  Thực hiện nghiêm túc chế độ đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ theo Luật DQTV.

 + Cấp xã: 01 Trung đội DQCĐ quân số 28 đồng chí, Trong đó 01 đồng chí Trung đội trưởng và  03 Tiểu đội trưởng, mỗi Tiểu đội 9 đồng chí

+ Cấp thôn 100% thôn trong xã đều thành lập tổ DQ tại chổ 8 tổ,  quân số mỗi tổ  03 đồng chí, tổng số 24 đồng chí.

+ Dân quân năm thứ nhất:18 đồng chí.

+ Dân quân tại chỗ: 0,33% so với tổng dân số.

+ Dân quân Binh chủng quân số 09 đồng chí, mỗi tổ 03 tổ, một tổ Y tế: 03đ/c, Pháo 37 Bộ CHQS tỉnh:  03 đồng chí, Công binh: 03 đ/c;

- Về chất lượng

+ Tỷ lệ Đảng viên của LLVT xã, lực lượng DQ năm 2021: tỷ lệ 31%, năm 2022, tỷ lệ 32%, năm 2023, tỷ lệ 34,6%.

+   Chỉ huy phó có trình độ chuyên môn TC quân sự; Lý luận CT trung cấp.

+  Cán bộ, chiến sĩ LLVT xã có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, trình độ sẵn sàng chiến đấu cao. Khi có tình huống huy động trong 01 giờ đạt 90% quân số biên chế sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

+  Lực lượng DQ được huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, diễn tập, luyện tập phòng chống thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh theo đúng nội dung kế hoạch của Ban CHQS huyện, kết quả kiểm tra 100% đạt yêu cầu, có 78,3% đạt khá giỏi trở lên, an toàn tuyệt đối, cụ thể kiểm tra kết thúc huấn luyện QS 100% đạt yêu cầu trong đó có 78,4% khá giỏi; kết quả kiểm tra giáo dục chính trị 100% đạt yêu cầu trong đó có 81,1% khá giỏi.

- Bảo đảm chính sách và cơ sở vật chất theo quy định.

+ Ủy ban nhân dân xã phân bổ ngân sách đúng theo Luật ngân sách quy định,  chi trả kịp thời khi thực hiện các nhiệm vụ theo Luật DQTV; như huấn luyện, diễn tập, trực SSCĐ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

+ Chi trả đầy đủ quân tư trang, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ dân quân.

+ Ban CHQS xã được bố trí phòng làm việc riêng có đầy đủ biển, bảng chính quy; có tủ súng niêm cất, bảo quản, sử dụng đúng quy định; Kho vật chất PCTT, CN, công cụ hổ trợ cho hoạt động gìn giữ an ninh chính trị, TTATXH, phòng thủ dân sự, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai; Có phòng trực chính quy, bếp nấu, nhà ăn tập trung cho cán bộ, chiến sỹ dân quân khi tổ chức trực sẵn sàng chiến đấu theo đúng quy định của trên.

* Hệ thống kế hoạch hoạt động

Hàng năm Ban Chỉ huy quân sự xã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã xây dựng bổ sung đầy đủ hệ thống Kế hoạch theo Thông tư 43/2020 của Bộ Quốc phòng; Hệ thống kế hoạch hoạt động năm 2023 sát đúng với tình hình thực tế của địa phương.

  * Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, cụ thể

- Hằng năm Ban CHQS rà soát, quản lý đăng ký nam công dân độ tuổi 17: 45 CD; từ 18 đến 25 tuổi và 26 đến 27 tuổi: 30 CD được đăng ký đầy đủ theo quy định.

- Tham mưu, phối hợp với MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể, từ xã đến thôn tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm đến mọi công dân trong độ tuổi SSNN thực hiện tốt Luật NVQS.

- Thực hiện công tác tuyển chọn đúng quy trình và quy định của Pháp luật 100% công dân có mặt ở địa phương đúng thời gian địa điểm quy định; không có công dân chống đối, chốn tránh thực hiện NVQS, năm 2021, 2022, 2023 địa phương hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân, bảo đảm số lượng, chất lượng.

- Kết quả cụ thể:

+Năm 2021: 04 nam thanh niên, hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân;

+Năm 2022: 05 nam thanh niên, hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân;

+Năm 2023: 04 nam thanh niên hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng về sức khỏe, văn hóa, tiêu chuẩn chính trị, không để bù đổi, loại trả, không có quân nhân đào bỏ ngũ, 100% thanh niên nhập ngũ đều hoàn thành tốt NVQS.

- Năm 2022 được UBND huyện tặng giấy khen cho nhân dân và cán bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

* Giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng

- Đối tượng 3: Huyện quản lý đã được bồi dưỡng được 07 đ/c, tỷ lệ 100%.

- Đối tượng 4: Huyện quản lý đã được bồi dưỡng được 16 đ/c, tỷ lệ 100%.

- Đối tượng 4: xã quản lý quân số 420 đ/c. Kết quả đến năm 2021 đã bồi dưỡng được 160 đ/c, tỷ lệ: 38%; năm 2022 Ban CHQS đã xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng được 90 đ/c toàn xã đạt 61%; năm 2023 bồi dưỡng được 100 đ/c trừ ĐV công tác xa, ốm, miễn SH) đạt 83,3%.

Tổng số LLDBĐV: 170 đ/c; SQDB: 06 đ/c, Hạng 1: 170 đ/c, Hạng 2: 300 đ/c.

- Biên chế: 52 đ/c; đơn vị Hậu cần 661: 10 đ/c, Pháo 37: 16 đ/c, Đặc công:18 đ/c.

*. Đăng ký, quản lý, huấn luyện lực lượng Dự bị động viên

- Hàng năm Ban CHQS tổ chức tiếp nhận 100% Sĩ quan, HSQ, Binh sĩ nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ được đăng ký vào ngạch DBĐV; Thực hiện Lệnh huy động tập trung kiểm tra huấn luyện SSĐV đều hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao.

- Ban CHQS xã tham mưu cho UBND xã tổ chức đăng ký 100% phương tiện kỹ thuật, kho nhà sưởng sẵn sàng cho nhiệm vụ HLSSCĐ kiểm tra động viên khi có tình huống thời chiến, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

*. Công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Hệ thống văn bản Ban CHQS xã hằng năm đều xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp hoạt động với Ban mặt trận tổ quốc xã và các ban ngành đoàn thể cùng cấp thực hiện nhiệm vụ QS, QP, phối hợp với Ban công an giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 6 tháng có sơ kết và tổng kết, hàng năm ký kết chương trình hành động chặt chẽ. (có KH, Chương trình ký kết phối hợp kèm theo)

*. Công tác chính sách

- Kết quả thực hiện Quyết định số 42: 190 đối tượng.

- Kết quả thực hiện Quyết định số 62: 260 đối tượng.

- Kết quả thực hiện Quyết định số 49: 756 đối tượng.

- Giải quyết tốt chính sách của Đảng, Nhà nước đối với LLVT hoàn thành NVQS, TB, BB, MSLĐ, nghỉ chế độ hưu trí và hậu phương quân đội.

- Không có hồ sơ tồn đọng, không vi phạm và trục lợi chính sách.

*. Tình hình an ninh chính trị

Hoàn thành các chỉ tiêu 19.1 về quốc phòng trong 3 năm 2021, 2022, 2023 giữ vững an ninh, trật tự xã hội, không có khiếu kiện đông người, vượt cấp kéo dài; không có các tổ chức phản động hoạt động trên địa bàn; không có các vụ trọng án hình sự, góp phần phát triển KTXH xây dựng nền quốc phòng địa phương vững mạnh.

*. Khen thưởng

- Năm 2020 được UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen đơn vị HTXS công tác QP-AN; Năm 2021 được UBND huyện tặng Giấy khen đơn vị HTXS công tác QP-AN; Năm 2022 được UBND huyện tặng Giấy khen đơn vị HTXS nhiệm vụ tuyển quân.

19.2. Từ năm 2020 đến nay, xã không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, phát sinh “điểm nóng”; các mâu thuẫn nhỏ trong nội bộ nhân dân được các ngành, đoàn thể địa phương và lực lượng Công an giải quyết kịp thời, đảm bảo hợp lý, hợp tình, không để dây dưa, phức tạp, kéo dài.

- Từ năm 2020-2023, tỷ lệ khu dân cư được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” đều đạt 100%.

          -  Tình hình ANTT trên địa bàn được đảm bảo; phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” được củng cố, duy trì, phát triển sâu rộng; các mô hình tự quản về ANTT trên địa bàn được duy trì hoạt động thường xuyên, đảm bảo hiệu quả.

- Xã đã ra mắt, đưa vào hoạt động, duy trì hoạt động có chất lượng cao, đạt hiệu quả tốt 02 (Hai) mô hình tự quản về ANTT: Mô hình “Cựu chiến binh xung kích xã Dân Lý  giữ gìn An ninh trật tự" và Mô hình “Camera giám sát, đảm bảo ANTT” đã được xây dựng, đưa vào hoạt động từ tháng 9/2022.

- Xã Dân Lý  không thuộc xã trọng điểm, phức tạp về ANTT, lực lượng Công an xã đảm bảo tốt nhiệm vụ ANTT tại địa bàn.

Các Nghị quyết, Thông tư liên tịch, Quy chế phối hợp, chương trình công tác giữa lực lượng Công an và các ban ngành, đoàn thể địa phương được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có chất lượng, đem lại hiệu quả.

- Lực lượng công an xã luôn được xây dựng, củng cố trong sạch, vững mạnh; không có cá nhân, tập thể vi phạm, phải xử lý kỷ luật.

c) Tự đánh giá: Đạt

V. NỢ  XÂY DỰNG CƠ BẢN

Đến nay xã Dân Lý không có nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM nâng cao.

 VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, MTTQ và các ngành, đoàn thể, tạo sự thống nhất, đồng thuận từ trên xuống dưới để xây dựng NTM theo tinh thần Nghị quyết của BCH Đảng bộ xã. Từ đó, niềm tin và sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân xã Dân Lý trong xây dựng NTM ngày càng được nâng cao; nhận thức của nhân dân được nâng lên rõ rệt, cơ sở hạ tầng nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng hiện đại, văn minh.

Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng - hiệu quả, nhất là thế mạnh của địa phương là sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng.

Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển nhanh và bền vững, nổi bật là đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, trường học, các thiết chế văn hóa, thể thao, làm thay đổi diện mạo của quê hương theo hướng khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Các công trình phúc lợi trên địa bàn xã đã được triển khai đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, hình thành mô hình sản xuất có hiệu quả. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần ch ng được đẩy mạnh. Chất lượng giáo dục ngày càng tăng, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục được duy trì và tăng lên. Công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tốt, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ngày một tăng.

Hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp. Đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng hoàn thiện cả về chính trị, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng vận động quần chúng. An ninh, trật tự xã hội tiếp tục được giữ vững và ổn định.

Phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM được nhân dân và xã hội đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ , tạo ra sức lan tỏa lớn và thật sự mang lại hiệu quả thiết thực. Trong xây dựng nông thôn mới nâng cao nâng cao phát huy được tính dân chủ đó là (dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ) và diện mạo nông thôn mới nâng cao được thay đổi theo hướng đô thị văn minh và được sự hài lòng của nhân dân.

2.  Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Trong quá trình thực hiện duy trì xây dựng NTM, thực hiện NTM Nâng cao, tuy đã đạt được các mục tiêu đề ra, nhưng trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế, đó là:

- Công tác thông tin tuyên truyền ở một số thôn chưa được sâu sát dẫn đến nhận thức của một số ít cán bộ, Đảng viên và nhân dân chưa thật sự thông suốt trong nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao ở địa phương.

- Công tác phối hợp giữa chính quyền, MTTQ, các ngành đoàn thể từ xã đến thôn có lúc có việc chưa đồng bộ, chưa thường xuyên.

- Hoạt động của các tiểu ban nông thôn mới nâng cao ở thôn chưa thật sự đồng đều. Một số đơn vị còn yếu trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân dẫn đến việc thực hiện của nhân dân có lúc có việc còn chậm so với kế hoạch.

- Nguồn thu ngân sách địa phương hạn chế, từ đó nguồn vốn đầu tư cho các hạ tầng cơ sở khó khăn, trong khi đó huy động sức đóng góp của Nhân Dân phải đảm bảo phù hợp với thu nhập và đời sống dân sinh, đúng quy định của pháp luật.

3. Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn chỉ đạo, tổ chức điều hành thực hiện duy trì các tiêu chí NTM, NTM Nâng cao, cấp uỷ, chính quyền xã Dân Lý rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một làDuy trì các tiêu chí NTM, xây dựng NTM  nâng cao là một chương trình lớn của Đảng và Nhà nước, có tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của người dân. Vì vậy phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động, để mọi người hiểu rõ mục tiêu của xây dựng NTM nâng cao là phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, dân làm, dân thụ hưởng, người dân là chủ thể trong duy trì các tiêu chí NTM, NTM Nâng cao, từ đó nhân dân tin tưởng và tích cực, tự giác thực hiện.

Hai là: Cấp uỷ Đảng, chính quyền phải chủ động triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn. Các bước tiến hành được tính toán một cách khoa học, trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trong đó xác định nhiệm vụ ưu tiên làm khâu đột phá, để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đồng thời thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và giám sát. 

Ba là: Thực hiện chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư, con em thành đạt xa quê và các doanh nghiệp có tâm huyết với địa phương, khai thác các nguồn thu tại địa phương Lấy sức dân để lo cho dân tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng thuộc nhóm không có hỗ trợ của Nhà nước.

Bốn là: Phải xác định rõ việc duy trì các tiêu chí NTM, NTM nâng cao là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó: Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý điều hành của chính quyền, công tác phối kết hợp của MTTQ, các tổ chức đoàn thể và tinh thần trách nhiệm của cán bộ đảng viên, phát huy tính chủ động và tích cực, sáng tạo của người dân, đa dạng hóa các nguồn lực, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất cùng thực hiện.

VII. KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO

1. Quan điểm

Tiếp tục chỉ đạo toàn dân nâng cao chất lượng các tiêu chí cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Đất nước một cách toàn diện và bền vững, đặc biệt quan tâm chỉ tiêu phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho người dân. Với tinh thần “Dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, công sức đóng góp của Nhân dân vô cùng to lớn, sự hưởng ứng và đồng tình của cán bộ và Nhân dân trong xã sẽ tạo một sự đột phá trong các chương trình, mục tiêu của xã. Phát huy dân chủ, xây dựng cơ sở vững mạnh, toàn diện, đảm bảo tốt an ninh chính trị an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật và ban hành các quy ước, hương ước của địa phương để Nhân dân thực hiện.  Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, vai trò điều hành của chính quyền và chất lượng đội ngũ cán bộ là tiền đề thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trịxã hội của xã. Thực hiện tốt công tác duy trì và phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, công tác giáo dục, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân và nâng cao chất lượng các danh hiệu bình xét hàng năm. Tiếp tục giữ vững và phát triển danh hiệu xã văn hóa nông thôn mới nâng cao; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

- Nâng cao chất lượng tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;

- Xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu nhằm đảm bảo xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững; có kinh tế phát triển; hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng hiện đại, phù hợp; môi trường sinh thái trong lành; bản sắc văn hóa làng quê được giữ gìn và  phát huy; an ninh trật tự xã hội đảm bảo; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, nhân dân hài lòng và đồng tình ủng hộ 

- Xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu phải là xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đạt đầy đủ các nội dung theo quy định được ban hành tại Quyết định số 33/2022/QĐ- UBND ngày 10/8/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

Dự kiến, đến năm 2025, phấn đấu sẽ đạt một số chỉ tiêu chủ yếu như sau:

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 78 triệu đồng.

- Tỷ lệ số thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025 đạt 50%.

- Tỷ lệ dân số tham gia BHYT trên tổng dân số năm 2025 đạt 98%.

- Tỷ lệ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn đến năm 2025 đạt 100%.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm phòng hàng năm đạt 100%.

- Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh năm 2025 ổn định 100%, trong đó, được dùng nước sạch tập trung đạt 85% trở lên.

- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý đến năm 2025 đạt 100%.

3. Nội dung, giải pháp

3.1. Nội dung:

3.1.2.  Đối với xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu

- Tiếp tục rà soát, đánh giá hiện trạng xây dựng nông thôn mới nâng cao của xã để đề ra lộ trình, kế hoạch hoàn chỉnh các tiêu chí. Phấn đấu hoàn thành xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2024-2030 và duy trì nâng cao các tiêu chí xã trong các năm tiếp theo.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

3.1.3. Đối với các thôn xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu

- Hàng năm rà soát, đánh giá, lựa chọn các thôn để xây dựng thôn  nông thôn mới kiểu mẫu theo Quyết định quy định tiêu chí của UBND tỉnh công nhận thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2022-2025 để có lộ trình kế hoạch cho các thôn phấn đấu hoàn thành thôn NTM kiểu mẫu

- Các thôn xây dựng kế hoạch cụ thể nâng cao chất lượng từng tiêu chí, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu theo từng giai đoạn

3.1.4. Nội dung cụ thể thực hiện từng tiêu chí

- Tập trung nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu nông thôn; Thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; Tiếp tục nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường; Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; Giữ vững quốc phòng và an ninh, trật tự xã hội nông thôn.

- Về phát triển kinh tế nâng cao thu nhập: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng công nghiệp trong nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa gắn phát triển chăn nuôi theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường. Quy hoạch vùng sản xuất thực hiện cơ giới hóa đồng bộ và thực hiện chuyển đổi đất hoa màu sang chuyên màu, tổ chức sản xuất vùng lúa năng xuất, chất lượng, hiệu quả; xây dựng vùng sản xuất rau an toàn có thương hiệu sản phẩm của địa phương và thu hút các chính sách đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xuất khẩu lao động, đào tạo và du nhập các nghề mới.

- Về công tác văn hóa- xã hội: Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá trên các lĩnh vực giáo dục,các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, y tế kế hoạch hoá gia đình, xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Tăng cường công tác tuyên truyền và giám sát đôn đốc các thôn hoàn thành, nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.

 - Về công tác Quốc phòng - an ninh: hông ngừng củng cố lực lượng quốc phòng - an ninh và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ an ninh trật tự, tổ an toàn xã hội, đảm bảo chỉ tiêu giao quân. Phát huy dân chủ, xây dựng cơ sở vững mạnh, toàn diện, bảo đảm tốt an ninh chính trị an toàn xã hội, giữ vững k cương pháp luật.

- Về xây dựng cơ sở vật chất: Rà soát soát hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo trì, nâng cấp các công trình có dấu hiệu xuống cấp để từng bước hoàn thiện đồng bộ hệ thống các công trình (giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa…). Nâng cao chất lượng công tác dạy và học, chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao.

 - Về công tác xây dựng hệ thống chính trị: Xây dựng hệ thống chính trị tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao hiệu quả, hiệu lực về quản lý Nhà nước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể tuyên truyền, vận động Nhân dân tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.

3.2. Giải pháp

Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cánh quyết  liệt, tạo chuyển biến rõ nét theo từng thôn. Chủ động rà soát, xây dựng khung kế hoạch cụ thể thực hiện xây dựng xã, thôn NTM kiểu mẫu trên địa bàn xã giai đoạn 2022 – 2025.

Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới đi vào chất lượng, chiều sâu, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Tiếp tục ưu tin xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu; quan tâm các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh trật tự an toàn xã hội.

Phố biến, quán triệt sâu sắc về đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM, để từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các cơ quan, doanh nghiệp và mọi người dân tiếp tục hiểu đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM trong thời kỳ mới.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững, chú trọng khai thác được lợi thế của địa phương

Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn; phát triển giáo dục, y tế, văn hóa; củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; tập trung huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng – xã hội ở nông thôn; quan tâm tập huấn tăng cường bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới xã, thôn để nâng cao hiệu công tác tham mưu; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao của Xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, kính trình Văn phòng Điều phối NTM huyện Triệu Sơn, Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Triệu Sơn, UBND huyện Triệu Sơn, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao tỉnh Thanh Hóa, các Sở, ban ngành thẩm tra, thẩm định và xét công nhận xã Dân Lý đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới nâng cao năm 2023./.

 Trung Kiên - CVH